Thách thức của ngành nhân lực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI mang đến Việt Nam nhiều cơ hội phát triển. Nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức. Nhu cầu về nhân lực AI hiện đang là một trong khó khăn chung mà nhiều doanh nghiệp lo ngại. 

Sự khan hiếm nguồn nhân lực ngành AI

AI được xác định là ngành công nghệ mũi nhọn trong phát triển chung của đất nước. Trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ, phát triển AI vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

>>> Xem thêm bài viết: Trí tuệ nhân tạo – ngành công nghệ mũi nhọn của Việt Nam

AI – ngành công nghệ mũi nhọn của cách mạng công nghệ 4.0

AI là một trong những chủ đề được các chuyên gia, các nhà quản lý đưa ra bàn luận. Và xác định là trọng tâm của sự phát triển công nghiệp thời đại mới. Từ năm 2014, trí tuệ nhân tạo được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Và được xem là mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trong các buổi chia sẻ về trí tuệ nhân tạo được tổ chức những năm gần đây. Các doanh nghiệp bày tỏ lo lắng về sự thiếu hụt nhân lực. Thực trạng chung là nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo AI còn rất hạn chế, khó tuyển được người phù hợp. 

Lo ngại về sự khan hiếm nhân lực

Một trong những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển công nghệ AI là vấn đề nhân lực. Bao gồm: Số lượng đào tạo ít, nhân sự chưa đúng chuyên môn, sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài,… 

Số lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực

AI được xác định là ngành công nghệ mũi nhọn cầy đẩy mạnh để phục vụ cuộc cách mạng công nghệ. Theo Công ty việc làm Navigos Search North, nhu cầu nguồn nhân lực về AI ngày càng tăng cao. Thế nhưng số lượng đào tạo còn ít, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã phải chủ động phối hợp cùng với các trường cùng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được cả về chất và lượng.

 

Sự cạnh tranh gay gắt, thu hút nhân lực công nghệ thông tin nước ngoài

Một khó khăn nữa là người lao động chưa thật sự mặn mà với ngành công nghệ AI. Xu thế chung của lao động ở lĩnh vực này là nhảy việc. Đây là kết quả mà Navigos Search North đã khảo sát trên các ứng viên hoạt động trong ngành công nghệ thông tin. 

Có khoảng 70-80% ứng viên muốn nhảy việc, hơn 50% nói sẽ ra nước ngoài làm việc nếu có lời mời. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với ngành trí thông minh nhân tạo tại Việt Nam. 

60% doanh nghiệp tuyển dụng trong ngành trí tuệ nhân tạo này nhận thấy thách thức lớn nhất là vấn đề nhân lực. Xếp sau đó là vấn đề dữ liệu, vấn đề gọi vốn đầu tư. 

Nhân sự không đúng chuyên môn

Lượng nhân lực ít chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành AI. Theo quản trị dữ liệu của Ngân hàng VietinBank, có vị trí phải mất đến 4 năm mới tuyển được 3 người, mà đều không đúng chuyên môn. 

Hay Viettel cho biết, nhà mạng phải về tận các trường đại học để tuyển dụng. Nhưng kết quả cũng chưa mấy khả quan. Mặc dù nhiều trường đại học đã bắt đầu đưa AI vào đào tạo. Nhưng chất lượng sinh viên chưa thực sự tốt do chưa thực sự am hiểu về chuyên ngành, kĩ năng chưa tốt. 

Do đó, song song với việc phối hợp với các trường đại học. Các doanh nghiệp cũng chú trọng phát triển đào tạo nội bộ.

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực

Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực trí thông minh nhân tạo ngày càng cao. Hiện nay nhiều trường đại học ở Việt Nam đã đầu tư nghiêm túc nguồn nhân lực trong ngành công nghệ này. 

Có thể thấy như ở Đại học FPT hay Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngành trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào thành 1 ngành đào tạo. Đây là bước nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, lâu dài trong lĩnh vực này của nước ta trong tương lai.

 

Bên cạnh đẩy mạnh đào tạo nhân lực, các chuyên gia cũng nhận định rằng. Việc thu hút nhân tài về Việt Nam làm cũng vô cùng quan trọng. Nhiều nhân tài Việt đang trong ngành AI cho các tập đoàn lớn như Google, Microsoft,… 

Tận dụng được lợi thế này, Việt Nam sẽ có thể xây dựng được mạng lưới chuyên gia AI trên toàn thế giới. Đồng thời có thể huy động nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành AI nước nhà.

Các bộ ban ngành như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Khoa học – công nghệ cũng đã có kế hoạch phối hợp. Nhằm kêu gọi chuyên gia trí thức Việt trên toàn cầu quay về Việt Nam làm việc.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trí tuệ nhân tạo mang đến những điều kì diệu gì?

Kết luận

Hiện nay không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân lực AI. Là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ.Việt Nam xác định trí thông minh nhân tạo là ngành công nghệ mũi nhọn trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân lực. Nhưng Việt Nam đã và đang có những hướng đi phù hợp. 

Vì vậy ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng trong tương lai. Ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ còn phát triển hơn nữa. Góp phần vào phát triển bền vững của đất nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan