Tin vui cho ngành y học là bệnh ung thư vú đã có thể được phát hiện sớm nhờ hệ thống trí tuệ nhân tạo AI. Hệ thống AI phát triển bởi Google đã cho thấy khả năng phát hiện căn bệnh này tốt hơn cả các bác sĩ. Thông qua các phân tích trên phim chụp X-quang tuyến vú. Hệ thống hứa hẹn sẽ mang đến kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.
Bệnh ung thư vú và phương pháp chẩn đoán truyền thống
Căn bệnh ung thư là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc cao với ước tính cứ tám phụ nữ trên thế giới thì có một người bị mắc căn bệnh này.
Theo hiệp hội Ung thư Mỹ, các chẩn đoán bệnh của bác sĩ X-quang về căn bệnh này chưa thực sự chính xác. Khoảng 20% trường hợp phân tích phim X-quang bị chẩn đoán sai. 50% số phụ nữ kiểm tra trong thời gian 10 năm mắc ung thư mà bác sĩ không phát hiện ra.
Tại mỗi nước, có những cách thức đọc hình ảnh chụp X-quang ở tuyến vú khác nhau. Tại Mỹ, các xét nghiệm được tiến hành sau 1-2 năm/ lần. Và chỉ có một bác sĩ X-quang đọc kết quả. Ở Anh, các xét nghiệm được thực hiện 3 năm/lần do hai bác sĩ X-quang đọc kết quả. Nếu như kết quả chưa được thống nhất, sẽ có thêm một bác sĩ khác tham vấn.
>>> Xem bài viết: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Áp dụng trí tuệ nhân tạo của Google vào chẩn đoán ung thư vú
Theo công bố trên Nature, AI có thể cải thiện độ chính xác trong sàng lọc ung thư vú. Đây được xem là một tín hiệu tốt đẹp mở ra một trang mới trong chẩn đoán ung thư.
Tháng 9 năm 2021, DeepMind AI của tập đoàn Alphabet sát nhập với Google Health. Chính thức đem lại dấu mốc mới trong chẩn đoán ung thư vú. Các kết quả nghiên cứu được phát triển bởi đơn vị này có độ chính xác cao hơn hẳn phương pháp thông thường. Đây được xem là một đóng góp không nhỏ trong y học. Đồng thời giúp bác sĩ đưa ra những hướng điều trị kịp thời cho người bệnh.
So sánh kết quả chẩn đoán của AI và kết quả thực tế
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Hoàng gia London và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh. Họ đã tiến hành kiểm tra trên hàng chục nghìn hình ảnh chụp X-quang tuyến vú. Từ kết quả thực tế so sánh hiệu suất thu được của hệ thống AI. Nhóm nghiên cứu đã thu được một kết quả vô cùng ngạc nhiên:
Nghiên cứu từ 25.856 hình chụp X-quang ở Anh và 3.097 ở Mỹ. Chúng cho thấy độ chính xác của hệ thống trí tuệ nhân tạo AI tương tự như các chuyên gia X-quang. Hơn thế còn giảm 1,2% ở Anh và giảm 5,7% kết quả dương tính sai ở Mỹ. Kết quả còn cắt giảm số ca âm tính sai ở Anh và Mỹ lần lượt là 2,7% và 9,4%.
AI mang lại độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh
Y học hiện đại từ lâu đã đưa ứng dụng máy tính vào chẩn đoán nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư. Từ nhiều thế kỉ trước, máy móc đã hỗ trợ đội ngũ bác sĩ trong khám chụp X-quang tuyến vú. Tuy nhiên, các ứng dụng cũ chưa cải thiện hiệu suất trong thực hành lâm sàng.
Với hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google, máy tính có thể tự học cách phát hiện ung thư. Các kết quả được đưa ra đều có độ chuẩn xác vượt trội. Nhiệm vụ của máy móc là phân tích hàng nghìn hình ảnh chụp X-quang tuyến vú. Sau đó xử lý thông tin và đưa ra kết luận.
Trưởng khoa hình ảnh tuyến vú tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Connie Lehman đánh giá cao máy móc. Ông đánh giá sự vượt trội đến từ khả năng xác định tín hiệu rất nhỏ trên ảnh X-quang. Những tín hiệu này mắt thường hay bộ não con người không thể nhìn ra và phân tích được. Thế nhưng AI có thể dễ dàng phát hiện và đưa ra kết quả.
>>> Tham khảo thêm: Liệu trong tương lai con người có thể bị trí tuệ nhân tạo AI thay thế?
AI không thể hoàn toàn thay thế bác sĩ
Mặc dù AI cho thấy nhiều ưu thế trong chẩn đoán bệnh, đặc biệt là các căn bệnh ung thư. Thế nhưng trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn cho các bác sĩ. AI chỉ đóng vai trò hỗ trợ chẩn đoán, trở thành đôi mắt thứ 2 hỗ trợ cùng bác sĩ.
Bên cạnh những mặt tích cực trong y tế, nhiều người lo ngại về các ứng dụng AI. Ví dụ như vấn đề quyền riêng tư dữ liệu liên đến đột phá của Google trong nghiên cứu y học. Hay vấn đề chẩn đoán dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Cụ thể, bằng kinh nghiệm, bác sĩ lâm sàng có thể nhìn ra có điểm lạ ở sắc tố da. Nhưng AI chưa từng nhìn thấy điều đó. Do đó cách chẩn đoán của máy móc sẽ theo một cách không thể dự báo trước được. Hoặc nếu như bệnh viện sử dụng máy móc cũ kỹ, lạc hậu cũng có thể cho ra những kết quả sai lệch. Dẫn đến các chẩn đoán có thể mắc sai sót, không tin ra bệnh. Dù rằng các vấn đề này đều có hướng khắc phục. Song đó vẫn là những vấn đề, những thách thức lớn.
Có thể thấy rằng AI đang ngày càng có nhiều đóng góp tích cực cho mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực y tế. Ngày càng nhiều bệnh hiểm nghèo được phát hiện và điều trị bởi sự phát triển của khoa học công nghệ. Và để tìm hiểu thêm về trí tuệ nhân tạo, đừng bỏ qua những bài viết thú vị khác của Bút Thuê Media bạn nhé!
Share