Liệu trong tương lai con người có thể bị trí tuệ nhân tạo AI thay thế?

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Trong đó, trí tuệ nhân tạo AI được cho là sẽ làm thay đổi mọi lĩnh vực trên thế giới. Trong mọi ngành nghề, trí tuệ nhân tạo sẽ đều tham gia và thay thế con người trong nhiều công đoạn. Thế nhưng, dù phát triển đến mấy thì AI vẫn là công cụ do con người tạo ra. Và chắc chắn rằng, AI không thể thay thế được con người trong tương lai.

Các giai đoạn phát triển của trí tuệ nhân tạo AI

Xuất phát từ mong muốn tạo ra các công cụ hỗ trợ con người. Các nhà khoa học từ giữa thế kỷ XX đã bắt đầu nghiên cứu về AI. Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo là những cỗ máy mang trí thông minh tương tự như con người. 

>>> Xem bài viết: Xây dựng thông minh kết hợp với trí tuệ nhân tạo

Sau dần chúng được phát triển hơn khi có nhiều năng lực như suy đoán, suy nghĩ, cảm nhận giống như con người. 

Năm 1956 AI được chính thức đưa vào dự án nghiên cứu. Những người tiên phong cho công nghệ mới này là Allen Newel, Marvin Minsky, John McCarthy và Herbert Simon.

Trong suốt 70 năm qua AI vẫn từng ngày thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển chung của khoa học công nghệ. Cùng điểm qua 3 giai đoạn chính của trí tuệ nhân tạo AI:

Giai đoạn 1 (1950 – 1980)

Đây là giai đoạn sơ khai mang tính thử nghiệm của các nhà khoa học. Các ứng dụng chưa được phát triển rộng rãi trong đời sống. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự ra đời của nhiều máy tính thô sơ. Và chúng chỉ sở hữu những tính năng xử lý, các thuật toán đơn giản. 

Trí tuệ nhân tạo ở giai đoạn này được ứng dụng trong chơi cờ vua với con người. Hoặc giải đáp một số câu hỏi đã có sẵn trong hệ thống lập trình.

Giai đoạn 2 (1980 – 2010)

Ở giai đoạn này với hỗ trợ của Máy học, trí tuệ nhân tạo AI dần định hình rõ ràng hơn. Máy học (machine learning) có khả năng tích hợp các thuật toán để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn. Nó có thể phân tích dữ liệu, học hỏi và đưa ra các quyết định dựa theo phân tích các vấn đề có liên quan.

Đây được xem là giai đoạn bùng nổ của Máy học cùng với sự xuất hiện của Internet. Sự ra đời của nhiều trang web tìm kiếm như Yahoo, Google. Những nền tảng này yêu cần một thuật toán phức tạp hơn có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu. 

Thêm vào đó, thuật toán máy học cần đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của con người. Sự ra đời của Facebook, Instagram, Twitter,… cho thấy sự phát triển của máy học vai trò trong kết nối và tìm kiếm.

Các loại máy học song hành cùng internet

  • Máy nhìn: sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y học
  • Máy đọc: sử dụng trong Google map
  • Máy nghe – giải quyết câu lệnh: trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Alexa,…
  • Máy nói: sử dụng qua công cụ của Skype để có thể dịch ra nhiều thứ tiếng.
  • Máy viết: Từ dữ liệu thu thập, máy học tự động triển khai nội dung và hoàn thành văn bản.

Giai đoạn 3

Bước sang những năm đầu của thế kỉ XIX, AI gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cả thế giới. Trí tuệ nhân tạo đã đạt đến giai đoạn học sâu (Deep learning). Đây là giai đoạn tiến hóa mạnh mẽ, bước nhảy vọt của AI. 

Ví dụ cụ thể nhất về khả năng của trí tuệ nhân tạo AI là sự xuất hiện của dữ liệu lớn (Big Data). Chúng có thể phân tích và xử lý một nguồn dữ liệu khổng lồ nhằm đáp ứng nhiệm vụ đã từng rất tốn nhiều thời gian. 

Các nhiệm vụ của big data gồm: lập báo cáo tài chính và đưa ra dự đoán, thống kê, phân tích âm thành, hình ảnh, lọc dữ liệu,… Hoặc trong kinh doanh, Big data có thể đưa ra dự đoán insight khách hàng từ kho dữ liệu hành vi của người dùng. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của kênh thương mại điện tử hiện nay khi mua sắm online đã trở thành xu hướng.

AI có mặt ở khắp mọi nơi, mọi mặt của cuộc sống

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có sự xuất hiện của công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. 

Ví dụ các ngành nghề đặc biệt ứng dụng nhiều AI là kinh doanh, sức khỏe và tài chính. Trí tuệ thông minh này giúp con người tiết kiệm tối đa thời gian nhưng nâng hiệu quả lao động gấp nhiều lần. 

Trong các hoạt động có nhiều nhiệm vụ đơn giản và mang tính chất lặp lại. Trí thông minh nhân tạo còn có thể làm tốt hơn con người. Thậm chí nó còn có thể làm tốt nhiều nhiệm vụ mà con người không thể làm được.

Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người hoàn toàn

Dù là bộ óc thông minh, thậm chí dù những lập trình suy nghĩ giống với con người. Nhưng trí tuệ nhân tạo AI vẫn chỉ là những cỗ máy không cảm xúc. 

Nhiều người lo ngại rằng, trong tương lai trí tuệ nhân tạo có thể sẽ thay thế hết công việc của người lao động. Nhưng về bản chất, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ do con người tạo ra. 

Trí sáng tạo của con người là vô hạn bởi chúng ta có thể sáng tạo được bất cứ thứ gì bao gồm trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó,  AI là hệ thống máy tính hành động theo lập trình mà không có cảm xúc. Robot không thể có những trải nghiệm hay sự nhạy bén khi gặp phải những yếu tố bất ngờ. 

Trong tương lai, có thể trong nhiều ngành nghề sẽ được tự động hóa. Tuy nhiên, các công việc đòi hỏi sự quản lý, điều hành vẫn cần phải có con người điều khiển. Đồng thời, rất nhiều công việc mà không trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế. Chẳng hạn như: các công việc mang tính sáng tạo, nghệ thuật và cảm xúc, nghề giáo viên,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào viết nội dung sáng tạo hay

Kết luận

Trí tuệ nhân tạo AI cho thấy tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi mặt của con người. Trong tương lai nó sẽ còn là công cụ hỗ trợ nhân loại khám phá và chinh phục nhiều điều phi thường khác.

AI giúp con người nâng cao hiệu suất công việc. Nhưng vẫn cần phải có lực lượng nhân lực giám sát, kiểm soát và phát triển. Chúng ta nên hiểu rằng sự phát triển của AI đồng nghĩa là một sự phát triển hài hòa kết hợp con người và máy móc. Sự kết hợp giữa AI và con người là sự kết hợp cộng hưởng. Để từ đó cùng hướng đến mục tiêu chung phát triển văn minh nhân loại.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan