Trí tuệ nhân tạo được xem là một yếu tố quan trọng. Và nó được các quốc gia xây dựng chiến lược riêng để phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự. Vậy Việt Nam đã và đang có những chính sách phát triển AI như thế nào? Cùng Bút Thuê Media tìm hiểu nhé.
Việt Nam và xu thế phát triển AI
Việt Nam kể từ giai đoạn đổi mới và bước vào thời hội nhập đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng tác động mạnh mẽ đến kinh tế, văn hóa, đời sống,… Việt Nam cũng chú trọng nhiều hơn đến các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu đơn vị đo lường của hệ thống kiểm tra trí tuệ nhân tạo AI
Dự đoán AI trong tương lai sẽ là ngành công nghệ đột phá của nước ta trong thập kỷ tới.
Những năm gần đây, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo là mũi nhọn cần triển khai nghiên cứu và phát triển. Trong đó bao gồm đẩy mạnh phát triển nguồn lực cho phát triển trí tuệ thông minh nhân tạo. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo…
Thực tế phát triển của trí tuệ thông minh nhân tạo
Tại Việt Nam, AI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thương mại, y tế, giáo dục, sản xuất,… Trong đó, chúng có sự hỗ trợ to lớn trong quản lý dữ liệu. Giúp Việt Nam thu thập và chia sẻ nhiều hơn với cộng đồng và các quốc gia khác.
Ứng dụng của FPT
Tại FPT, công nghệ AI được ứng dụng cho các doanh nghiệp, tích hợp các sản phẩm và xây dựng nguồn nhân lực. Nhiều dự án AI được FPT triển khai. Bao gồm: Giao thông thông minh tại khu vực TP Hồ Chí Minh, xe tự hành cấp độ 3.
FPT mang đến nền tảng AI toàn diện với hệ thống giác quan cho máy tính. Nhằm tương tác tốt hơn với con người. Hệ thống gồm có: hệ tri thức số hóa, thị giác máy tính, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Ứng dụng của Viettel
Ở Viettel, trí thông minh nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có y tế. Viettel là đơn vị đầu tiên dùng AI trong chẩn đoán nội soi hình ảnh một số bệnh thường gặp ở Việt Nam. Trí tuệ thông minh nhân tạo giúp làm giảm thời gian chuẩn đoán và tăng độ chính xác đến 90%.
Trong nông – lâm nghiệp, Viettel đi đầu trong sử dụng giải pháp thống kê tình trạng rừng với độ chính xác lên tới 80%. Từ đó đưa ra các đề xuất về quản lý và bảo vệ rừng.
Theo thống kê, có khoảng 50 tỷ thiết bị IoT (mạng lưới kết nối internet) và an ninh bảo mật chưa cao. Viettel đã ứng dụng các giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ đạt được kết quả khả quan và tiết kiệm chi phí.
Xây dựng cộng đồng trí tuệ thông minh
Để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Việc xây dựng một cộng đồng nhân lực AI ở Việt Nam là một nhân tố quan trọng.
Hướng đến hệ sinh thái số
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu quốc gia hàng đầu là xây dựng hệ sinh thái số hoàn chỉnh. Như vậy nhằm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Thông qua Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các ý tưởng công nghệ Việt được chắp cánh và phát triển. Từ đó đóng góp vào sự phát triển đất nước.
>>> Tham khảo bài viết: Xây dựng chiến lược để có được khách hàng cho starup
Bộ kế hoạch đầu tư cùng với Bộ Khoa học Công nghệ sẽ cùng chung tay giải quyết khó khăn AI đang đối mặt. Và phát triển hơn nữa ngành công nghiệp AI Việt Nam.
Thêm vào đó, các trường hàng đầu về công nghệ như Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây sẽ là những đơn vị không ngừng đẩy mạnh đào tạo đội ngũ chuyên môn cao về AI. Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo trong tương lai có kiến thức. Và khả năng tốt trong điều hành và vận dụng công nghệ, mang lại đột phá cho phát triển quốc gia.
Xây dựng cộng đồng trí tuệ nhân tạo
Với chiến lược quốc gia về công nghệ 4.0, chính phủ chú trọng ưu tiên phát triển ngành AI với nhiều nhóm chính sách. Cụ thể, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản trong bậc đại học. Được nhiều hỗ trợ cũng như ưu tiên đầu tư thông qua các quỹ, trung tâm đổi mới sáng tạo.
Nhiều sự kiện lớn được tổ chức như “Ngày hội trí tuệ nhân tạo”. Thúc đẩy sự kết nối và phát triển hệ sinh thái AI trong nhiều ngành nghề. Tăng năng suất của các ngành kinh tế.
Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo thông qua nhiều quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Mục tiêu hướng đến là khuyến khích các dự án công nghệ AI, nâng cao nguồn nhân lực và đem tri thức người Việt tiếp cận và bắt kịp nền trí tuệ nhân tạo thế giới.
Kết luận
Trí tuệ nhân tạo đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống. Trên thế giới, các nước đều xây dựng chiến lược phát triển AI riêng. Coi trí tuệ nhân tạo là cốt lõi cho sự tăng tốc phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi xác định phát triển AI là mục tiêu phát triển mũi nhọn cho nền phát triển chung của đất nước.
Với những thành công bước đầu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực. Chúng ta tin rằng Việt Nam sẽ còn có những bước tiến vượt bậc hơn nữa trong phát triển công nghệ AI. Từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Share