Sự vô hình của một doanh nghiệp đã hoạt động phát triển nhiều năm trên thị trường là điều thất bại không đáng có. Để có được vị trí chiến lược tốt, khách hàng ghi nhớ tên tuổi thì tất yếu họ phải có một logo chất lượng để nhận diện thương hiệu.
Logo là gì? Cấu tạo của logo như thế nào để nhận diện thương hiệu?
Khi nhắc đến một món đồ có tên tuổi trên thị trường. Hẳn ai cũng có thể nhận biết được đặc điểm riêng của logo làm nên thương hiệu của sản phẩm đó. Cùng Bút Thuê Media tìm hiểu tại sao doanh nghiệp phải có logo nhận diện thương hiệu.
Logo là gì?
Khái niệm Logo được định nghĩa rất nhiều trên các diễn đàn, trang tìm kiếm xã hội. Thế nhưng, việc hiểu rõ khái niệm logo có thể khái quát như sau:
- Theo Bách khoa toàn thư wikipedia thì logo (viết tắt của từ logotype) hay biểu trưng trong tiếng Việt. Là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó. Để từ đó tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu. Hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức. Hoặc hình ảnh biểu trưng của một sự kiện, cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.
- Theo Pháp luật Việt Nam định nghĩa thì: Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.
Cấu tạo của logo để nhận diện thương hiệu
Không cần phải phân tích hay suy nghĩ quá nhiều. Khi nhìn vào một logo của thương hiệu bất kỳ đều nhận ra được logo có cấu tạo 2 phần:
Phần hình ảnh trên logo: có ý nghĩa là biểu tượng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Cũng có thể là sự thể hiện một hoạt động, phong cách, màu sắc của sản phẩm. Nhưng yếu tố này phải mang tính chất đặc trưng. Điều này là sự khác biệt, tạo ấn tượng cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận biết rõ.
>>> Xem thêm: Nhận diện thương hiệu là gì? Cần làm gì để nhận diện thương hiệu
Ví dụ: Logo của thương hiệu Apple được cấu tạo phần ảnh bên trong là quả táo khuyết. Là biểu tượng được biết rộng rãi và yêu thích của thế giới.
Phần chữ của logo: Có thể là tên đầy đủ hoặc cũng có thể là chữ viết tắt của thương hiệu. Tùy vào phong cách của chủ sở hữu doanh nghiệp mà chữ logo viết theo các font tiêu chuẩn hay cách điệu.
Ví dụ: Logo của mạng xã hội facebook là biểu tượng hình chữ f viết thường màu trắng trên nền xanh nước biển. Hay Yahoo trước đây là chữ Y viết hoa cách điệu trên nền tím biếc.
Tầm quan trọng của logo – nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp
Một đặc tính của sản phẩm hay một phong cách. Một câu chuyện của doanh nghiệp được đúc kết và gói gọn súc tích trong logo. Đó là niềm tin chất lượng, cũng có thể điểm chạm cảm xúc của khách hàng có dấu ấn về thương hiệu doanh nghiệp. Thiết kế logo chất lượng thật sự là bước quan trọng để phát triển và xây dựng thương hiệu?
Một vị trí thương hiệu doanh nghiệp tốt trên thị trường? Một logo chất lượng sẽ tạo ra được điều đó:
Thiết kế khác biệt
Cảm quan phản xạ của con người, điều làm cho họ không thể lãng quên là sự ấn tượng, tính chuyên nghiệp và độ tin cậy. Điều này có tác dụng với khách hàng mới về sự khác biệt. Đồng thời là sự ghi nhớ sâu đậm trong lòng khách hàng cũ. Từ đó, khẳng định quyền sở hữu thương hiệu. Và giảm được cạnh tranh của doanh nghiệp trên phân khúc thị trường.
Tính hữu ích, thích ứng
Những gì tốt nhất được thể hiện trên logo sẽ tạo nên cảm nhận tích cực đối với khách hàng. Họ nhận ra được rằng doanh nghiệp hiểu được nhu cầu mong muốn của họ. Từ đó làm nên giá trị của thương hiệu và doanh nghiệp nhận được sự tín nhiệm cao hơn trong mắt người tiêu dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho bài bán hàng
Sự ấn tượng, độc đáo
Một logo đẹp, ấn tượng sẽ thu hút được mọi ánh nhìn làm tăng thêm thị hiếu của mọi người. Bạn, đồng nghiệp của công ty lấy làm phấn khởi và tự hào khi khoác trên mình bộ đồng phục có biểu tượng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
Phong cách thương hiệu
Ngoài ra, một logo được thiết kế có tâm thì sẽ nâng tầm chiến lược. Bởi sức mạnh của thương hiệu được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng. Từ đó kết nối được mạng lưới đồng bộ khách hàng tiềm năng trên các phương tiện xã hội, hệ thống thông tin tìm kiếm.
Việc đầu tư thiết kế một logo tuyệt vời về hình ảnh là công cụ kết nối khách hàng lắng nghe câu chuyện doanh nghiệp. Hoặc là sự cảm nhận giá trị về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy, logo không chỉ là công cụ giúp doanh nghiệp phát triển mà còn xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn.
Share