Để xây dựng thương hiệu thành công cần làm gì?

 

Để xây dựng thương hiệu thành công cần làm gì?

Thương hiệu được yêu thích và dễ nhận biết là một trong những tài sản quý giá nhất với các doanh nghiệp. Bạn có biết để xây dựng thương hiệu thành công cần làm gì? Cùng Bút Thuê Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (Brand), một trong những khái niệm mới mẻ trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại. Nó làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh. Mở rộng biên giới mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Thương hiệu được định nghĩa là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp hay dịch vụ với đầy đủ. Là sự ràng buộc với người tiêu dùng thông qua mối quan hệ thương hiệu – người tiêu dùng (brand – consumers relationship) bằng những hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.

Thương hiệu được hình thành như thế nào?

Khi một sản phẩm cụ thể với chất lượng được cam kết thể hiện đúng (giữ lời hứa). Và được “người mua” tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu. Ngày hôm nay bạn làm ra một sản phẩm, nhưng nếu ngày mai bạn thuyết phục một người nào đó mua sản phẩm. Nó trở thành một thương hiệu trong quan điểm của khách hàng mà bạn đã chinh phục. 

Thương hiệu hình thành từ góc nhìn của Khách thể. Sản phẩm là khái niệm từ Chủ thể, đối với cùng một “vật thể” hay “một tập hợp các lợi ích”. Hai thực thể này bản thân không khác nhau, nhưng khi sản phẩm được khách hàng công nhận thì nó lại làm nên thương hiệu. 

>>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược thương hiệu đưa doanh nghiệp của bạn lên bản đồ

Xây dựng thương hiệu là gì?

Sự thật là thương hiệu không đến chỉ trong một đêm, hoặc một vài tháng. Chắc chắn, xây dựng thương hiệu là một quá trình. Và liên tục nỗ lực sẽ tạo ra kết quả khả quan trong thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Quy mô xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Đó là lý do vì sao họ phải tìm cách khác biệt để xây dựng thương hiệu của riêng mình.

Điều này có thể làm doanh số tăng ổn định, mang lại nhiều dự án hơn. Và giới thiệu truyền miệng và hoạt động vận động cho các sản phẩm/dịch vụ. Do vậy, xây dựng thương hiệu là sử dụng các chiến lược, chiến dịch tiếp thị. Đi cùng với mục tiêu tạo ra một hình ảnh độc đáo và lâu dài trên thị trường. Để từ đó tạo ra nhận thức về doanh nghiệp của bạn.

Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?

Có một điều không thể phủ nhận rằng: Thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng. Đây chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.

Chất lượng thương hiệu là một yếu tố cạnh tranh khi nó thật sự duy nhất, khác biệt và không thể sao chép. Chất lượng nó không tồn tại dài lâu. Vì sẽ luôn có những sản phẩm phẩm tốt hơn được tạo ra, tạo nên sự cạnh tranh. Chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng mang tên thương hiệu.

Chìa khóa để xây dựng thương hiệu thành công

Bạn đang tự hỏi nên bắt đầu tạo dựng thương hiệu cho mình từ đâu? Sau đây là nội dung được Bút Thuê Media tham khảo, tổng hợp đầy đủ các bước cơ bản để xây dựng một thương hiệu cho riêng bạn.

Root strength – Điểm mạnh cốt lõi 

Là những giá trị, lợi ích chính tạo nên thương hiệu, làm cho thương hiệu lớn mạnh. Và là cái nền tảng mà doanh nghiệp muốn dựa vào đó để phát triển thương hiệu của mình.

Yếu tố này bảo đảm rằng những giá trị mà thương hiệu thực sự nổi tiếng nhờ nó. Và đã được lưu giữ trong trí nhớ của người tiêu dùng hàng chục năm được giữ lại. Vì đây là những thứ không thể mất đi của thương hiệu. Và chỉ áp dụng được cho những thương hiệu đã tồn tại trước đó vì một thương hiệu hoàn toàn mới thì chưa có root strength.

Ví dụ:

  • Coca Cola ở thị trường Mỹ là “gia đình”, “dành cho tất cả mọi người” (family, for everyone)
  • Nivea – Chăm sóc, nhẹ nhàng (Care and mildness)

Competitive environment – Môi trường cạnh tranh 

Thị trường cạnh tranh – Người tiêu dùng có cái nhìn thế nào về thị trường này và các sản phẩm thay thế khác. Tthương hiệu cần phải mang đến giá trị gì trong thị trường đó.

Đây là môi trường mà ở trong đó thương hiệu muốn mình có một giá trị độc nhất. Nhưng giá trị này phải dựa trên một nghiên cứu chiến lược kỹ lưỡng. Điều quan trọng nhất ở phần này đó là chúng ta phải xác định được phân khúc thị trường. Từ đó mới xác định được thị trường cạnh tranh của thương hiệu.

Nokia tạo nên cho mình một đế chế hùng mạnh về chất lượng sản phẩmhưng khi Iphone ra đời thì dù Nokia có nối tiếng về chất lượng đến thế nào cũng phải nhường ngôi vương lại cho Iphone.

Target – Đối tượng mục tiêu 

Mục tiêu – Đối tượng khách hàng và những tình huống mà khiến thương hiệu trở thành lựa chọn tốt nhất. Chúng được xác định không chỉ dựa trên các yếu tố nhân khẩu học. Mà còn trên hành vi, cách ứng xử, nhu cầu, mong muốn, giá trị… của họ

Thông thường mọi người rất hay tự tin trong việc xác định khách hàng mục tiêu của một thương hiệu nào đó. Họ muốn chiếm càng nhiều khách hàng càng tốt.

Cần xác định được khách hàng mục tiêu

Một thương hiệu càng thành công càng dễ rơi vào trạng thái muốn trở thành thương hiệu dành cho tất cả mọi người. Và chính sự phổ biến (popularity) tạo nên cái giá trị lớn của nó cũng chính là con dao hai lưỡi có thể giết chết một thương hiệu. 

Chẳng hạn, Nokia đã từng là một thương hiệu rất nổi tiếng. Đến mức chính sự phổ biến đó lại đánh đổ chính đế chế ấy. Hay như Apple ngày hôm nay đang dần trở nên phổ biến đến mức mà Apple đang dần mất đi cái giá trị của mình.

Vậy tóm lại, target là một nhóm khách hàng mà với họ, thương hiệu luôn là lựa chọn tốt nhất. Việc xác định khách hàng mục tiêu dựa trên thái độ. Cách mà khách hàng nhìn về cuộc sống và những nỗi lo (tension). Chứ không chỉ là các yếu tố nhân khẩu học đơn thuần.

Khi tập khách hàng mục tiêu trở nên quá nhỏ và không để lại ấn tượng mạnh. Chúng ta vẫn có thể dùng nhóm nhỏ đó để tạo ảnh hưởng lên số còn lại nếu thương hiệu có một giá trị đủ mạnh. 

Như Pepsi dành cho “next generation” – giới trẻ độ tuổi 18 nhưng vẫn tạo được ảnh hưởng lên nhóm đối tượng lớn tuổi hơn.

Insight – Sự thấu hiểu người tiêu dùng

Là những sự thật mà bạn khám phá ra về khách hàng mục tiêu, những nhu cầu, mong muốn của họ

Insight trong định vị thương hiệu là một sự thật. Một nhu cầu mà thương hiệu phải là người thông cảm được và mang đến giải pháp độc nhất cho nhu cầu đó. Không cần những ý tưởng hay ho mới mẻ. Chỉ cần tìm hiểu xem nỗi sợ ẩn sâu của khách hàng là gì, đó mới là insight thật sự.”

Ví dụ: Dove nhắm vào nhóm phụ nữ độ tuổi 30. Độ tuổi mà phụ nữ về mặt cơ thể là không thay đổi được nữa. Và đồng hồ cơ học chuyển từ trạng thái phát triển cực thịnh sang trạng thái đi xuống, bắt đầu lão hóa. Khi đó, Dove nói rằng dù cho cơ thể bạn như thế nào thì bạn vẫn đẹp theo cách riêng của mình.

Đó là một thông điệp rất gần gũi với phụ nữ. Đồng thời cũng đã thành công bằng cách chạm đến nỗi sợ khiếm khuyết trên cơ thể của khách hàng.

Benefit – Lợi ích mà thương hiệu đem tới cho người dùng

Là những giá trị về cả mặt tính năng và cảm xúc mà thương hiệu mang đến. Nó thúc đẩy người dùng mua sản phẩm. Bạn cần phải đem hết mọi tinh hoa và lợi ích của sản phẩm mình đem lại tới khách hàng.

Hãy nói những gì khách hàng cần nghe – những giá trị mà sản phẩm có thể đem lại tới khách hàng. Hay thứ mà khách hàng sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Đó không phải chỉ đơn thuần là liệt kê tính năng của chúng.

Colgate từ việc tập trung chăm sóc răng miệng. Ho cung cấp những thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Người tiêu dùng nhận được thông tin hữu ích và miễn phí. Họ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của họ cùng những người xung quanh.

Values, beliefs & personality – Giá trị, niềm tin và tính cách thương hiệu

Thương hiệu cũng giống như một con người. Nó cũng có những giá trị, niềm tin và tính cách riêng. Khách hàng mục tiêu của chúng ta như thế nào thì chúng ta phải nói theo cái cách mà vừa gần gũi với họ và vừa truyền cảm hứng cho họ. 

Nhân sinh quan của target như thế nào thì chúng ta phải sống trong cái nhân sinh quan đó. Sẽ rất khó nếu Brand Key không tồn tại, vì thương hiệu vốn vô hình và chỉ được “cảm” thông qua các giác quan mà thôi. Xây dựng một thương hiệu thành công còn khó hơn việc xây dựng chính mình trở thành 1 leader thực thụ.

Ví dụ: Knorr -Tin vào sức mạnh của những bữa cơm. Vì mỗi bữa cơm là một cơ hội để chúng ta thay đổi tốt hơn.

Product philosophy – Triết lý sản phẩm

Triết lý sản phẩm – Sản phẩm mang triết lý gì? Làm sao để chúng ta chứng minh những triết lý đó với người tiêu dùng thông qua trải nghiệm về bao bì và sản phẩm

Triết lý sản phẩm giúp ta xác định rõ giá trị thương hiệu đem đến cho người tiêu dùng. Nó vẽ cho marketers một cái khung và đảm bảo cái khung đó không xâm hại tới giá trị hay lợi ích về mặt tương quan.

Discriminator – Điểm khác biệt của thương hiệu 

Điểm phân biệt – là lý do quan trọng nhất để khách hàng tin tưởng và lựa chọn thương hiệu. Chìa khóa để nổi bật, đó chính là sự khác biệt hóa. Nhận biết chiến lược của đối thủ chính là cách để bạn đối phó với đối thủ, sáng tạo và tạo sự khác biệt. Thương hiệu luôn là cái quan trọng nhất! 

Ví dụ:

  • – Axe – Một thương hiệu tuyệt vời với các sản phẩm được đặc biệt thiết kế để giúp bạn gây ấn tượng mạnh với phái đẹp.
  • – CIF – Chỉ có CIF yêu ngôi nhà của bạn như bạn, chỉ có CIF vừa giúp bạn đánh bay vết bẩn vừa mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Reason to believe – Lí do để tin tưởng thương hiệu 

Đây là yếu tố nền tảng để marketers phát triển sản phẩm của mình. Nó cũng giống như nền tảng để người khác tin rằng chúng ta là một bác sĩ giỏi làm việc ở bệnh viện lớn, học ở những trường y danh tiếng chẳng hạn. Hay thực tế hơn:

Zara chứng minh việc mọi người đều có thể ăn mặc thật thời trang. Bằng cách luôn ra các bộ sưu tập thời thượng với giá rẻ, đó chính là RTB của Zara.

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để có một chiến lược thương hiệu quả?

Essence – Giá trị cốt lõi của thương hiệu 

Cốt lõi – Tóm gọn cả thương hiệu lại bằng một lời hứa hoặc một giá trị cốt lõi duy nhất.

Ví dụ: Dove – Vẻ đẹp thật sự đến từ những quan tâm chăm sóc thật sự (Real Beauty From Real Care)

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp các bạn có được cái nhìn toàn cảnh nhất và cần làm gì để xây dựng thương hiệu thành công. Hãy tham khảo các nội dung chia sẻ của Bút Thuê Media để được trang bị các kiến thức sâu hơn hay giải pháp về định vị thương hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

  • Những xu hướng viết content hiệu quả nhất hiện nay

    By: butthuemedia

    Content marketing ngày càng cho thấy vai trò quan trọng trong kinh doanh online. Mặc dù các content tiếp thị xuất hiện nhiều nơi nhưng không phải nội dung nào cũng thực sự hấp dẫn. Làm sao để có được một content gây ấn tượng, thôi thúc người dùng click và tìm hiểu? Cùng Bút […]

    Xem thêm
  • Mang lại trải nghiệm đọc mới mẻ nhờ 3 phương pháp sáng tạo nội dung

    By: butthuemedia

    Với xu hướng phát triển của xã hội, sự đổi mới trong mọi lĩnh vực là một việc tất yếu. Trong sáng tạo nội dung, một content độc đáo, có chất riêng là chưa đủ. Bài viết muốn đáp ứng nhu cầu người đọc còn cần phải có sự kết hợp với thiết kế mới […]

    Xem thêm
  • Gắn kết khách hàng – thương hiệu bằng content marketing online thu hút

    By: butthuemedia

    Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu gia tăng mối gắn kết giữa khách hàng với thương hiệu. Thế nhưng câu chuyện sẽ còn kéo dài nếu doanh nghiệp không có chiến lược nội dung phù hợp. Bài viết sẽ làm rõ hơn vai trò của content marketing online trong chiến lược gắn […]

    Xem thêm
  • Viết content marketing thu hút cần phải có bí quyết

    By: butthuemedia

    Ngày càng có nhiều yêu thích công việc viết content marketing online. Vậy làm sao để có thật nhiều ý tưởng hay cũng như cải thiện khả năng viết content? Bài viết của Bút Thuê dưới đây xin chia sẻ một số kiến thức hữu ích giúp bạn dễ dàng ngồi xuống và viết content […]

    Xem thêm