Cuộc cách mạng công nghiệp mở ra một kỷ nguyên mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Trong đó trí tuệ nhân tạo (AI) được xem như chìa khóa của sự phát triển các quốc gia như Mỹ và Trung Quốc. Tuy phát triển sau nhưng Trung Quốc đang có những bước tiến nhảy vọt. Liệu Mỹ có thể giành phần thắng trong cuộc đua này?
Mỹ nâng cao khả năng cạnh tranh phát triển AI với Trung quốc
Gần đây, Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ (NSCAI) đã kêu gọi chính quyền nước này nâng cao tính cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực AI. Đồng thời vẫn giữ vững mối quan hệ nghiên cứu và kinh doanh giữa hai nước.
Ngày 24/02, NSCAI gửi lên Quốc hội về việc phát triển AI cạnh tranh với Trung Hoa. Đây được là cuộc cạnh tranh kéo theo nhiều sự phức tạp. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác nghiên cứu cũng như mỗi quan hệ Mỹ – Trung.
Lý do là cả hai đều là những cường quốc trí tuệ nhân tạo và có mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng. Đồng thời Mỹ và Trung Quốc là đối tác quan trong nghiên cứu AI. Bất cứ động thái nhằm cắt đứt quan hệ song phương sẽ có thể gây tổn thất cho nước Mỹ. Và hậu quả thậm chí còn ảnh hưởng đến toàn cầu.
Cuộc chạy đua công nghệ AI giữa các ông lớn
Trí tuệ thông minh nhân tạo đang được nhiều quốc gia nhìn nhận như là ngành mũi nhọn trong phát triển đất nước. Các chuyên gia khẳng định, AI sẽ quyết định nhiều ngành trong tương lai. Ví dụ như: giao thông, y tế, giáo dục, thương mại, tài chính, sản xuất,…
Phát triển trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
Những năm gần đây, thành tựu về AI đã cho thấy Trung Quốc là một cường quốc trí tuệ nhân tạo. Nhiều chuyên gia tin rằng, Trung Quốc đang làm lung lay vị trí số một về công nghệ của Mỹ. Trung Quốc đã và đang đạt nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ví dụ như trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng khuôn mặt.
Năm 2017, Trung Quốc công bố Kế hoạch phát triển công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo thế hệ tiếp theo. Mục tiêu của kế hoạch là phát triển thành cường quốc trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ vượt qua nhiều đối thủ giành vị trí trung tâm AI.
Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ. Điển hình là nhiều khoản trợ cấp được phê duyệt cho các công ty đẩy mạnh phát triển AI.
>>> Tham khảo bài viết: Quảng cáo Trung Quốc: nâng tầm với ứng dụng trí tuệ thông minh nhân tạo
Chiến lược duy trì vị trí dẫn đầu về khoa học công nghệ của Mỹ
Mỹ vốn được biết đến là siêu cường quốc về phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trước một Trung Quốc đang tăng tốc trong cuộc đua. Mỹ cần xem xét lại chiến lược. NSCAI cho biết, Mỹ phải đưa ra các lựa chọn chính sách công sao cho bảo toàn lợi thế.
Cựu CEO Google kêu gọi chính phủ đầu tư mạnh mẽ hơn cho các dự án nghiên cứu. Đồng thời thành lập hội đồng cạnh tranh công nghệ trong Nhà Trắng. Theo Schmidt cho rằng các dự án cần khoản đầu tư lớn để có thể tạo ra một lợi nhuận trong tương lai.
Trong báo cáo của NSCAI cũng nhấn mạnh sẽ không đi theo phương thức phát triển của Trung Quốc. Tức là không đưa ra các kế hoạch 5 do nhà nước chỉ đạo hay kết hợp quân sự-dân sự. Chính sách phát triển toàn diện của Mỹ bao gồm việc thúc đẩy thu hút nhân lực AI.
Ngoài ra Mỹ cho phép truy cập nhiều hơn vào dữ liệu nhằm mở rộng nghiên cứu. Đồng thời duy trì dẫn đầu về thiết kế bán dẫn.
Chính phủ Mỹ đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ quan trọng. Bao gồm từ trí tuệ nhân tạo đến điện toán lượng tử và chất bán dẫn.
Mặt khác, NSCAI cảnh báo Mỹ cần ứng phó động thái phản kháng công nghệ diện rộng từ Trung Quốc.
Cuộc chạy đua AI có ảnh hưởng tới mối quan hệ hai nước?
Việc công nghệ AI của Trung Quốc lớn mạnh từng ngày rõ ràng đe dọa đến vị trí đứng đầu của Mỹ. Thế nhưng việc chạy đua AI cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác 2 bên. Việc đối đầu với Trung quốc cũng đồng nghĩa Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến tranh thế giới thay đổi luật chơi bởi trí tuệ nhân tạo AI
Cụ thể là có thể gây ra tình trạng khan hiếm nhân lực AI và khoa học công nghệ. Hơn thế, cuộc đối đầu gây gián đoạn chuỗi cung ứng hiệu quả các công ty của Mỹ. Khả năng tiếp cận thị trường lẫn nguồn vốn đổi mới của nước này cũng vì thế mà suy giảm.
Nhiều chuyên gia Mỹ nhận định rằng mối quan hệ giữa hai nước vô cùng sâu sắc và có lợi cho hợp tác AI. Vì vậy, cả 2 sẽ cần phải có chính sách thận trọng trong việc phát triển công nghệ. Bởi mối quan hệ rất dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến mối đe dọa đến lợi ích an ninh quốc gia.
Kết
Ở thời điểm hiện tại Mỹ vẫn đang nắm vị trí đứng đầu trí tuệ nhân tạo trên thế giới. Tuy nhiên khoảng cách so với vị trí số 2 -Trung Quốc ngày càng được thu hẹp.
Trung Quốc đã và đang cho thấy những thành tựu vượt bậc trong nghiên cứu AI. Không chỉ là một đối thủ mạnh về AI, Bắc Kinh cũng là một đối tác quan trọng. Do đó, Mỹ cần phải có những chính sách phù hợp với quốc gia này. Mà ở đó đảm bảo sự cân bằng giữa cạnh tranh và cùng nhau phát triển bền vững.
Share