Chiến tranh thế giới thay đổi luật chơi bởi trí tuệ nhân tạo AI

Cả thế giới đã bước sang một thời đại mới với sức mạnh của khoa học công nghệ. Trong tất cả các lĩnh vực, trí tuệ nhân tạo (AI) đều đóng vai trò chủ lực. Nó làm thay đổi cách thức lao động và nghiên cứu. Trong lĩnh vực quân đội, quốc phòng, AI cũng là một yếu tố quan trọng. Có thể nói rằng, trong tương lai, quốc gia nào làm chủ được AI sẽ có thể làm chủ thế giới.

Các quốc gia đi đầu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Những nước tiên phong về trí tuệ nhân tạo AI phải kể đến như: Mỹ, Hàn Quốc, UAE,…

Nga

Một trong những “ông lớn” không thể không nhắc đến là Nga. Người đứng đầu nước này đã từng phát biểu rằng trí tuệ nhân tạo AI là tương lai của Nga và của toàn nhân loại.

Theo đó, Nga sẽ nghiên cứu và phát triển đội quân robot trở thành lực lượng tham chiến chính trong các cuộc chiến tranh tương lai. Mục tiêu của hướng đến là tự động hóa các mặt trận chiến đấu.

Bên cạnh đó, quốc phòng Nga cũng đang phát triển vũ khí tự hành có thể tự chọn mục tiêu. Và chúng sẽ ra quyết định dựa vào mạng lưới thần kinh nhân tạo. Nga còn được biết đến với vũ khí nguy hiểm bậc nhất: “cỗ máy tự sát” (suicide machine). Đây là loại xe tăng tự hành có nhiệm vụ bí mật di chuyển đến gần mục tiêu và phát nổ. 

Và với lợi thế về khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. Nga sẽ còn phát triển rất nhiều những vũ khí bí mật tối tân. Thậm chí là mang tính hủy diệt cao.

>>> Tham khảo thêm: Phát triển trí tuệ nhân tạo, lợi ích hay hiểm họa?

Mỹ

Mới đây, Mỹ vừa nghiên cứu và chế tạo loại vũ khí có thể được kiểm soát bằng suy nghĩ. Năm 2018, cơ quan quản lý quốc phòng tiên tiến Mỹ đã cho ra đời loại máy bay chiến đấu điều khiển từ xa. Và thiết bị của chúng sẽ được cấy trong não của phi công. Theo công nghệ BCI, một phi công sẽ có thể đồng thời điều khiển ba chiếc máy bay bằng suy nghĩ.

Mỹ là cường quốc duy nhất triển khai các phương tiện tự hành trong những khu vực chiến đấu hỗn hợp, những khu vực có vị trí chiến lược. 

Chúng ta có thể thấy sự hiện diện của Mỹ thông qua các phương tiện tự hành có mặt ở khắp các khu vực. Ví dụ như các cỗ máy chiến khổng lồ ở khu vực biển Đông hay các máy bay không người lại ở địa phận Afghanistan và Pakistan,…

Lực lượng không quân đang ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu do Lầu Năm Góc thu thập. Đây là một nguồn dữ liệu khổng lồ. Nhưng đòi hỏi trí tuệ nhân tạo phải phân tích chính xác trong thời gian ngắn nhất để đưa ra phương án đáp trả. 

Theo một số thông tin, Mỹ đang phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu vệ tinh về các khu vực chiến sự của đối phương.

Trong tài liệu chiến lược phòng thủ nước này cũng khẳng định vai trò quan trọng của AI. Trí tuệ nhân tạo giúp Mỹ chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai.

Trung Quốc

Là một trong các nước dẫn đầu về áp dụng trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc cũng coi đây là chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Theo báo cáo của Trung tâm An ninh mới Mỹ, Trung Quốc đã chi ra hàng chục tỷ USD để phát triển công nghệ AI. Trong đó có tàu ngầm không người lái để phòng thủ và tấn công các tàu sân bay. 

Tuy nhiên, các thông tin về ứng dụng trí tuệ thông minh nhân tạo trong quốc phòng. Hay thông tin sản xuất vũ khí nhân tạo vẫn nằm trong loại cơ mật. Nhưng “luật chơi” đã quá rõ ràng. Vũ khí AI sẽ quyết định đến sự cân bằng lực lượng quân sự các nước. Phát triển trí tuệ thông minh nhân tạo trong quân sự là xu hướng tất yếu. 

Hòa bình trong tương lai có bị đe dọa bởi trí tuệ nhân tạo AI?

Không ai có thể phủ nhận ích lợi to lớn mà trí tuệ nhân tạo mang lại. Thế nhưng chúng ta đang lo ngại về nguy cơ của cuộc chạy đua vũ trang của các nước lớn. Thậm chí, có nghiên cứu cho rằng, AI có thể sẽ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân vào năm 2040.

Trí thông minh nhân tạo được cho là giảm thương vong trên chiến trường. Thế nhưng điều này cũng khiến các nhà lãnh đạo quốc gia dễ đi đến phát động chiến tranh quy mô lớn. Và thiệt hại về tính mạng con người là không thể tránh khỏi.

Hiện có khoảng 50 quốc gia đang nghiên cứu robot chiến trường. Trong đó Mỹ chưa thực sự chiếm ưu thế so với các đối thủ mạnh như Nga hay Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tính hủy diệt hàng loạt của các vũ khí này. Vì một các nhân có thể đồng thời kích hoạt hàng triệu vũ khí chiến đấu. Do đó, AI có thể mang lại hậu quả chiến tranh khôn lường.

Lời kết

Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận đầy đủ và đúng đắn về mặt trái của ứng dụng AI trong phát triển vũ khí. Đây không chỉ là câu chuyện của các nước lớn. Mà đây là mối đe dọa an ninh ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Tuy nhiên cũng không nên phủ nhận những lợi ích khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực của cuộc sống. Chẳng hạn như bài viết: Ứng dụng của AI trong cuộc sống hiện nay đã phân tích.

Hãy nhớ rằng, sự lạm dụng của trí tuệ nhân tạo trong tương lai.Nó sẽ đe dọa đến tồn vong của cả nhân loại. Và trong tương lai nếu không có lệnh cấm toàn cầu đối với loại vũ khí nguy hiểm này. Nguy cơ của một nền hòa bình thế giới là vô cùng mong manh.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan