Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực. Trong đó trí tuệ nhân tạo AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, quản lý,… Do đó, chính phủ cần phải có sự đối mới trong phương thức điều hành nền tảng trí tuệ nhân tạo.
Rào cản trong đổi mới phương thức điều hành của chính phủ
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam. Cũng giống hầu hết quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang gặp một số rào cản trong phương thức điều hành của chính phủ như sau:
>>> Xem bài viết: Xây dựng thông minh kết hợp với trí tuệ nhân tạo
Đối với đạo đức xã hội
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà trí tuệ nhân tạo mang đến thì vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh. Đặc biệt là việc máy móc có thể mô phỏng trí thông minh và thực hiện nhiều tác vụ có kết quả tốt hơn con người. Từ đó gây tranh cãi về giá trị nhân quyền, đạo đức hay việc làm của nguồn lực con người.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trí tuệ nhân tạo AI chỉ với khả năng đơn giản như chơi cờ cũng có thể tạo ra mối nguy hiểm. Nếu như không được lập trình đúng cách. Một ví dụ khác là Robot Sophia xuất hiện năm 2018. Nó làm xôn xao dư luận với câu nói sẽ hủy diệt loài người.
Robot cũng cho thấy những khả năng vượt trội trong giao tiếp, bày tỏ quan điểm. Nhiều lo ngại cho rằng trong đến một lúc nào đó, tương lai con người sẽ bị đe dọa. Khi mà công nghệ và trí tuệ nhân tạo đạt đến mức độ phát triển nhất định. Đó cũng là lúc con người không thể kiểm soát hoàn toàn chúng.
Đối với pháp luật
Bên cạnh vấn đề đạo đức đã đề cập ở trên. Sự ứng dụng và phát triển AI cũng có thể gây ra những tranh cãi về mặt pháp lý. Ví dụ như: xác định tư cách pháp lý của hệ thống AI trong trường hợp nó đóng vai trò trung gian. Chúng tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng. Hoặc xác định trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp có liên quan đến các hành vi gây thiệt hại.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu quan tâm của nhà nước trong ứng dụng AI. Có thể làm xuất hiện những tranh chấp, sự cố kỹ thuật hay những hậu quả nghiêm trọng hơn thế.
Đối với nguồn nhân lực
Hiện các quốc gia trên thế giới đều đang đối mặt với sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhất là trong lĩnh vực công nghiệp trí tuệ nhân tạo. Ngành công nghiệp AI đòi hỏi nguồn lao động tri thức cao. Và được trang bị kiến thức cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Trong khi đó, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đào tạo nhân lực. Trong đó, các nước còn thiếu lực lượng chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo. Cũng như các chiến lược kinh tế trí tuệ AI.
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực AI ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu này. Các doanh nghiệp và tổ chức do đó cần chủ động phối hợp với các trường đại học để đào và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Về giải pháp công nghệ
Những lợi ích do trí tuệ nhân tạo AI mang đến là vô cùng to lớn đối với mọi mặt đời sống. AI làm thúc đẩy tiến trình tổng hợp thông tin, thay thế con người làm nhiều nhiệm vụ cần sự tỉ mỉ, chính xác.
Tuy nhiên, vẫn còn những mặt trái cũng như hạn chế cần được lưu ý. Những hạn chế là sự cứng nhắc, rập khuôn thiếu linh hoạt trong quá trình xử lý công việc.
Ví dụ trong lĩnh vực tuyển dụng, AI có nhiệm vụ sàng lọc hồ sơ ứng viên cũng như đưa ra các giải đáp tự động. Do chỉ hoạt động theo khuôn mẫu và thuật toán lập trình sẵn. Vì vậy sẽ dẫn đến sự sàng lọc thiếu tính đa dạng. Hoặc có thể bỏ sót những ứng viên sáng giá cho nhà tuyển dụng. Đây là điều mà máy móc chưa thể thay thế được các buổi phỏng vấn trực tiếp giữa người với người.
Một ví dụ khác về sự làm dụng trí tuệ nhân tạo. Trong quản lý và điều hành, nếu Chính phủ lạm dụng AI. Điều này có thể dẫn sự cứng nhắc, thiếu tính nhân văn trong nhiều trường hợp với người người dân. Từ đó tạo sự xa cách và thiếu đồng cảm giữa chính phủ và nhân dân.
Về trình độ dân trí
Điều kiện tiên quyết để một quốc gia phát triển công nghệ nói chung và AI nói riêng. Đó chính là trình độ dân trí phải được nâng cao. Sự hiểu biết về lĩnh vực AI được cải thiện. Nó giúp Chính phủ có thể xây dựng và vận hành hệ thống quản lý trên nền tảng AI.
>>> Tham khảo thêm: Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu
Do đó, người dân phải có sự định hướng và dẫn dắt cụ thể để học tập và thay đổi với thời đại công nghệ mới. Đặc biệt, cần có sự quan tâm nhiều hơn đến các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Cụ thể như: người nghèo, người sinh sống ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo,…
Kết luận
Sự phát triển nhanh và mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đòi hỏi Việt Nam cần phải có những chính sách thích ứng và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trước những khó khăn và thách thức của thời đại mới. Chính phủ cần có những giải pháp về thể chế, về nhận thức, về công nghệ. Trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực AI chất lượng là điều kiện tiên quyết. Và cùng là yếu tố quan trọng đưa ngành công nghệ AI trong nước tiệm cận với thế giới.
Share