Tiềm năng của các doanh nghiệp AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo là giải pháp được ứng dụng mạnh mẽ hiện nay. Các doanh nghiệp AI sử dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống quản lý nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng năng suất. 

Sự cần thiết của AI cho doanh nghiệp

Theo thống kê của FPT – Vận hành số, cho rằng: Công cụ trợ lý ảo AI có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí vận hành và tăng 40% hiệu suất so với thông thường. 

Hiện tượng cơn sốt toàn cầu về Covid, thì việc tự động hóa doanh nghiệp AI là một lợi thế lớn. Cho thấy ý nghĩa to lớn và vô cùng phù hợp xu thế xã hội khi ứng dụng AI vào doanh nghiệp.

Tăng hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp

AI trong doanh nghiệp là một hệ thống thực hiện công việc kinh doanh. Đó là việc nhân thức, cải thiện, giải quyết vấn đề bằng cách mô phỏng hành vi của con người. Cụ thể như sau:

>>> Xem bài viết: Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh sẽ biến đổi doanh nghiệp ra sao?

Nâng cao chất lượng 

AI sẽ thay con người thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tư vấn, hỗ trợ. Việc giải đáp thắc mắc được phản hồi nhanh chóng, tăng sự hài lòng của người tiêu dùng. 

Gia tăng lợi nhuận

Giúp giảm một khoản chi phí lớn cho việc doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo, trả lương cho nhân viên. Đồng thời, hoạt động 24/7, xử lý nhanh, nhiều thông tin dữ liệu. Nhằm phát huy hiệu suất làm việc, đáp ứng nhu cầu người dùng. Từ đó, lợi nhuận gia tăng. 

Quản lý tài chính hiệu quả

Điểm đặc biệt của trí tuệ nhân tạo là tính chính xác cao. Vì thế, đây là điều kiện cần và đủ cho doanh nghiệp AI kiểm soát các dòng tiền hiệu quả. Ngoài ra, việc lập và dự đoán tối ưu phương án tài chính, nhằm giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để ứng dụng công nghệ AI?

Để đem lại hiệu quả cao về kinh tế khi ứng dụng AI. Doanh nghiệp cần hiểu rõ AI để từ đó trang bị một số điều kiện cần và đủ:

  • Nguồn lưu trữ dữ liệu thông tin lớn để tác nghiệp AI hiệu quả.
  • Một số kiến thức về kỹ năng mới, cập nhật hiệu suất tính toán để nâng cao giá trị AI.
  • Tích cực khai thác trí tuệ nhân tạo trên diện rộng để tăng giá trị doanh thu.
  • Phối hợp tạo ra mối tương quan giữa doanh nghiệp và nhân viên. Nhằm thực thi tốt, nhận thức đúng đắn các quy định.

Ứng dụng AI vào các lĩnh vực nào?

Ứng dụng AI vào các doanh nghiệp là một thời gian dài trải nghiệm và nghiên cứu. Có thể việc thực hiện AI ở những giai đoạn đầu chưa bắt kịp khả năng vốn có như con người. 

Tuy nhiên, AI có khả năng xử lý tốt và cơ bản ở một số lĩnh vực. Cụ thể các trường hợp quan trọng đó là:

Bảo mật thông tin

Trí tuệ nhân tạo thực hiện phân tích và xác định chứa phần mềm độc hại. Hoặc phân loại người dùng truy cập vào các hệ thống lưu trữ như đám mây. Để phát hiện và dự đoán các nguy cơ rủi ro về bảo mật.

Giao dịch tài chính

Với khả năng truy vấn xu hướng lịch sử, AI được ứng dụng vào dự đoán thời điểm, khóa giá, định trước điểm mua-bán chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch ở tốc độ và khối lượng ở các mức cao nhất.

Bảo hiểm

AI là công cụ xác định các sự kiện và phân tích mức ảnh hưởng các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó doanh nghiệp dự đoán được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

Chăm sóc sức khỏe

Thuật toán thông minh của trí tuệ nhân tạo AI thực hiện xử lý nhiều thông tin. Và phát hiện mẫu và đưa ra các tác động, tác nhân của bệnh lý ở nơi dân cư có quy mô rộng lớn.

Tiếp thị

Doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ AI để phát triển chiến lược tiếp thị. Đó là tính phân phối, quảng bá thương hiệu, marketing, chatbox, email, chương trình ưu đãi. Và được thực hiện dựa trên lịch sử hoạt động của người dùng gần nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách viết bài PR quảng bá thương hiệu hay nhất

Truy vấn pháp lý

Các văn bản pháp lý được hệ thống xử lý về ngôn ngữ và chuyển thành ngôn ngữ thân thiện hơn cho khách hàng. Và hỗ trợ phân loại thông tin của ngành Tòa án.

Phát hiện gian lận

AI so sánh, đối chiếu, phân tích dữ liệu các loại giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến. Và tìm ra điểm hợp lý và bất thường để xác định gian lận.

Trợ lý cá nhân

Các trợ lý tiện ích Google, Amazon và trợ lý cá nhân của Apple phổ biến rộng rãi. Giao diện trò chuyện được ứng dụng tương tác cao trong kinh doanh. Nhằm hỗ trợ khi giọng nói được thêm vào trang tổng quan trên màn hình.

Dịch vụ khách hàng

Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên đóng vai trò bộ phận tư vấn hỗ trợ khách hàng. Xác thực qua giọng nói của họ và nhanh chóng chuyển họ đến đúng thông tin họ yêu cầu và giải đáp phù hợp.

Sản xuất

Hệ thống Wi-Fi và các thiết bị kết nối mạng thu thập dữ liệu. Từ thiết kế, theo dõi quá trình phát triển, sản xuất, phân phối đến đánh giá trải nghiệm sản phẩm. Để lập trình cơ sở dữ liệu cụ thể và cải thiện hiệu quả quy trình làm việc.

Lời kết

Qua bài viết này, Bút Thuê Media hy vọng người đọc có sự nhìn nhận rõ tầm quan trọng của AI cho doanh nghiệp. Để có định hướng chiến lược tốt giúp tăng hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp.

Rate this post

Bài viết liên quan