Cách viết bài PR quảng bá thương hiệu hay nhất

 

Viết bài PR là phương pháp không thể nào bỏ lỡ khi doanh nghiệp muốn định vị, quảng bá thương hiệu hay tăng doanh số. Nhưng thật không dễ dàng gì để có kết quả ngọt ngào khi khách hàng ngày càng thông thái hơn trong tiêu thụ nội dung. Hiểu được vấn đề đó, Bút Thuê Media muốn chia sẻ với bạn cách viết bài PR hấp dẫn và hiệu quả nhất qua bài viết bên dưới. Hãy tham khảo để có thể tìm ra cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp nhé!

Thế nào là một bài PR chất lượng

Trước khi biết cách viết bài PR, hãy tìm hiểu thế nào là một bài PR chất lượng nhé.

>>> Đọc thêm: 6 xu hướng content marketing trong năm 2020

Trước khi biết cách viết bài PR, hãy tìm hiểu thế nào là một bài PR chất lượng

Một bài PR chất lượng là bài viết đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Đúng mục tiêu doanh nghiệp: là bài PR thương hiệu hay sản phẩm/ dịch vụ, hoặc bán hàng,…
  • Truyền tải đúng thông điệp của chiến dịch
  • Nổi bật lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ
  • Có khả năng viral, tiếp cận nhanh tới khách hàng mục tiêu
  • Nắm bắt đúng tâm lý khách hàng, chiếm trọn niềm tin và từ đó điều hướng họ sử dụng sản phẩm
  • Được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Những dạng bài PR phổ biến

Bài viết PR có nhiều dạng. Quan trọng nhất là hiểu và vận dụng linh hoạt cách viết bài PR mỗi dạng cho các chiến lược PR của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu những dạng bài PR phổ biến nhất bên dưới nhé.

Dạng bài viết quảng cáo.

Là dạng bài được xem là chiến lược đầu tiên để PR cho sản phẩm hay thương hiệu. Dạng này có cách viết đi thẳng vào cung cấp thông tin, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và thường đăng trong các mục quảng cáo. Và để hiệu quả nhanh nhất, doanh nghiệp nên chi tiền cho chạy quảng cáo.

Dạng bài viết PR truyền thống

Dạng này ngầm hiểu là dạng bài PR khách quan, đáng tin nhất đối với khách hàng. Sự chuyên nghiệp ở chỗ người đọc không hề nhận thấy dấu hiệu của PR, Quảng cáo và không gây phản cảm. Do vậy, cách viết bài PR dạng này khá khó, phải đảm bảo cuốn hút và mang lại nhiều giá trị cho người đọc. 

Bài PR dạng phỏng vấn hoặc kiểm chứng

Dạng bài này sử dụng những dẫn chứng, số liệu hay hình ảnh về những trải nghiệm của khách hàng đã sử dụng sản phẩm để tăng sức thuyết phục.

Cách viết bài PR này thường được viết theo hai hướng:

  • Cách khách quan: bài viết sẽ tổng hợp dữ liệu của nhiều khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó đưa ra đánh giá về sản phẩm, dịch vụ đó. 
  • Cách chủ quan: bài viết thường chỉ thể hiện quan điểm và trải nghiệm của cá nhân tác giả. Dạng này sẽ có chút yếu tố PR, Quảng cáo “lộ liễu”. 

Hướng dẫn cách viết bài PR

Nếu bạn đã nắm rõ thế nào là một bài PR chất lượng, thì hãy bắt đầu với cách viết bài PR hấp dẫn ngay bên dưới

Cách xác định thông điệp bài viết PR

Để viết được một bài PR hiệu quả, phải xác định thông điệp ngay từ đầu. 

Cách xác định thông điệp bài viết PR

Và hãy nghiên cứu qua 3 bước cơ bản sau để có được một thông điệp hoàn hảo: 

Yếu tố thương hiệu nhắm đến

Đầu tiên, hãy xác định các yếu tố thương hiệu muốn nhắm đến. Có thể là:

  • Thương hiệu tiêu dùng : cách khách hàng nhìn nhận  
  • Thương hiệu tài chính: cách các nhà đầu tư, cổ đông hoặc bất kỳ ai quan tâm đến việc thiết lập tài chính hoặc pháp lý của công ty nhìn nhận
  • Thương hiệu nhà tuyển dụng: cách nhân viên trong doanh nghiệp nhìn nhận
  • Thương hiệu cộng đồng: cách doanh nghiệp gắn kết với cộng đồng / tổ chức từ thiện 

Cách xác định thông điệp trước khi viết bài PR

Một trong những sai lầm lớn nhất có thể mắc phải là cố gắng và bao quát mọi yếu tố thương hiệu. Hãy xác định yếu tố quan trọng nhất để truyền tải cho khách hàng. 

Xác định đối tượng mục tiêu 

Khi thống nhất yếu tố thương hiệu nào sẽ là trọng tâm tiếp theo là đi sâu nghiên cứu đối tượng của bài PR hướng đến. 

Bạn có thể có một đối tượng mục tiêu duy nhất hoặc nhiều hơn một, nhưng điều quan trọng là bạn xác định được họ và hiểu họ là ai, qua những yếu tố:

  • Nhân khẩu học : độ tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp / ngành nghề, trình độ học vấn
  • Địa điểm: đất nước, thành phố, khu phố
  • Tâm lý học : thích và không thích, thái độ và ý kiến, sở thích,…

Chia sẻ câu chuyện và nội dung chỉ hiệu quả khi nhóm đối tượng này quan tâm và tham gia. 

Nghiên cứu đối thủ của bài viết PR

Dù đã hiểu được khách hàng mục tiêu của mình, nhưng đừng vội. Hãy nghiên cứu đối thủ, xem cách họ đã làm như thế nào. Họ đã viết những chủ đề gì, thành công ra sao? Khách hàng phản hồi như thế nào? Những ưu và nhược điểm của họ.

Sẽ không lãng phí thời gian mà ngược lại còn là bước đệm vô cùng quan trọng cho sự thành công của bài viết. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà!

Xây dựng thông điệp chính của bài PR

Thông điệp chính là những câu ngắn đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng thể hiện thông tin quan trọng mà bạn muốn người đọc nhớ về sản phẩm/ thương hiệu của bạn.

Tại sao nhấn mạnh vào sự ngắn gọn? Hàng ngày khách hàng phải đối mặt với sự tràn ngập tin tức và quảng cáo. Việc làm cho thông điệp đơn giản và tập trung sẽ thu hút sự chú ý của họ, giúp nổi bật so với đối thủ.

Để bắt đầu với các thông điệp chính của bạn, hãy tự hỏi những câu sau:

  • Điều quan trọng nhất về sản phẩm / dịch vụ là gì?
  • Điều thú vị nhất về sản phẩm / dịch vụ là gì?
  • Sản phẩm / dịch vụ có gì khác với đối thủ cạnh tranh?

Cách lập dàn ý trước khi viết bài PR

Sau khi đã hoàn thành các bước nghiên cứu để cho ra thông điệp chính của bài PR, thì bước tiếp theo sẽ là lập dàn ý.

Nên lập dàn ý rõ ràng, logic trước khi bắt đầu viết, sẽ giúp người viết có cái nhìn tổng quan, kiểm soát được thông tin và tiết kiệm nhiều thời gian.

Một dàn ý cơ bản cần đảm bảo 3 phần mở bài – thân bài- kết luận và đầy đủ các nội dung sau:

  • Mục đích của bài viết
  • Chủ đề của bài viết
  • Đối tượng hướng đến
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Thông điệp bài viết muốn truyền tải
  • Kêu gọi hành động, điều hướng nhận thức của khách hàng

Cách viết bài PR bằng những công thức hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều công thức để viết bài PR, dưới đây Bút Thuê Media sẽ giới thiệu 3 công thức cốt lõi sau:

  • Công thức 3S: Star – Story – Solution: hãy bắt đầu từ nhân vật chính, nêu ra một câu chuyện, và sau đó đưa ra giải pháp.
  • Công thức PAS: Problem – Agitate – Solve: mở đầu với một vấn đề, sau đó cho khách hàng thấy sự nghiêm trọng của nó, rồi kết thúc bằng việc đưa ra giải pháp.
  • Công thức Strings: qua lối viết liệt kê – tổng hợp, công thức giúp sẽ tổng hợp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất về sản phẩm/ dịch vụ

Dựa trên việc phân tích mục đích của chiến dịch cũng như đối tượng khách hàng ta sẽ lựa chọn công thức phù hợp nhất. Và dù có áp dụng công thức nào, nên nhớ sáng tạo và áp dụng SEO cho bài PR được Google đánh giá cao nhé!

Một số sai lầm mắc phải trong cách viết bài PR

Có thể một số bạn mới vào nghề writer không chú ý lắm, nhưng nếu không khắc phục những lỗi sau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả bài viết PR:

  • Quá tập trung vào sản phẩm/doanh nghiệp. Đừng biến sản phẩm của bạn thành trung tâm của câu chuyện. Thay vào đó, hãy khéo léo đưa sản phẩm của bạn vào bối cảnh câu chuyện.
  • Sao chép ý tưởng của người khác. Trong lĩnh vực sáng tạo, điều tối kỵ là bê nguyên ý tưởng của người khác và gắn mác của mình. Hãy chỉ tham khảo những cái hay, nghiên cứu cái họ chưa làm tốt để khai thác. Biết đâu bạn sẽ có những ý tưởng thành công rực rỡ
  • Nội dung quá mang tính chủ quan và không đúng sự thật. Điều này sẽ gây phản cảm cho bài viết của bạn. Khách hàng rất thông minh, hãy chân thực và minh bạch.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn viết chuẩn nội dung sáng tạo

Kết luận

Bây giờ bạn nắm trong tay bí quyết “cách viết bài PR hay nhất” rồi. Hãy nỗ lực luyện tập mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu mong đợi. Và nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào, bạn hãy comment bên dưới để Bút Thuê Media giúp bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

  • Hé lộ công thức 3S giúp bạn viết bài PR hiệu quả

    By: butthuemedia

    Viết bài PR hiệu quả thu hút khách hàng tiềm năng là điều mà nhiều người viết vẫn đang gặp khó khăn. Thế nhưng sự khó khăn đó sẽ kết thúc nếu bạn bỏ túi công thức 3S mà chúng tôi đưa ra dưới đây. Vậy công thức 3S này là gì? Vì sao nó […]

    Xem thêm