Thực tế ảo VR phát triển đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Bắt kịp xu thế này, một số công ty đã bắt đầu áp dụng VR trong việc sản xuất, đào tạo và quản lý. Đây là giải pháp sáng tạo đem lại kết quả tích cực doanh nghiệp.
Ứng dụng thực tế ảo VR trong doanh nghiệp
Bên cạnh thành tích nổi bật trong các lĩnh vực giáo dục, y tế,… Hiện nay, VR còn áp dụng trong rất nhiều doanh nghiệp giải trí, bất động sản hay du lịch. Công nghệ này được áp dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kế đến một số hình thức dưới đây.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong sản xuất
Ford – công ty hàng đầu trong ngành ô tô đã sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để thiết kế mẫu xe. Điều này giúp họ có cái nhìn trực quan, chính xác và tiết kiệm thời gian.
Các nhà sản xuất như Boeing và Airbus cũng sử dụng công nghệ này. Thay vì phải chuẩn bị các mô hình mẫu tốn kém trong thiết kế.
Ứng dụng VR trong tiếp thị và bán hàng
VR đang định nghĩa lại khái niệm phòng trưng bày và trình diễn sản phẩm. Đồng thời thay đổi trải nghiệm của khách hàng. Trên thực tế, VR có thể giúp công ty giảm chi phí mặt bằng cửa hàng và phòng trưng bày truyền thống.
Nền tảng VR cho phép các kiến trúc sư hướng dẫn khách hàng xem qua thiết kế của họ. Từ đó giúp hai bên dễ dàng phản hồi và điều chỉnh trước khi thi công. Một số ít công ty bất động sản cũng đã áp dụng VR. Điều này giúp khách hàng hình dung rõ ràng tiềm của các dự án.
Ứng dụng trong quản lý kho hàng
Công ty vận chuyển DHL và nhiều công ty khác đang sử dụng VR để nâng cao hiệu quả và độ chính xác của quy trình lấy hàng. Bằng việc quan sát kho hàng bằng VR, nhân viên có thể biết được vị trí của các sản phẩm. Và sau đó đề xuất tuyến đường tốt nhất đến sản phẩm tiếp theo.
Tại DHL, cách tiếp cận này đã dẫn đến ít lỗi hơn. Nhân viên gắn bó hơn và năng suất tăng 25%.
>>> Xem bài viết: Xu hướng sử dụng công nghệ thực tế ảo VR trong kinh doanh
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong đào tạo nhân viên
Một số công ty đã ứng dụng thực tế ảo VR để đào tạo nhân viên. Điều này nâng cao chất lượng đội ngũ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Walmart đã ứng dụng VR trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. Tức là hướng dẫn họ chăm sóc khách hàng thông qua việc mô phỏng các tình huống thực tế.
Chẳng hạn, hệ thống Best Western Hotels & Resorts cũng áp dụng VR để đào tạo nhân viên. Từ đó, trải nghiệm khách hàng đã được cải thiện một cách đáng kể.
Các mô hình kinh doanh mới
Thực tế ảo VR còn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Trong ngành du lịch đã xuất hiện xu hướng du lịch ảo. Với VR, bạn có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng với hình ảnh chân thực. Bạn không cần tốn kém cho các chuyến đi thực tế. Đặc biệt là trong giai đoạn covid 19 như hiện nay.
Một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng sử dụng công nghệ này. Nhằm giúp khách hàng của họ được quan sát trực quan nơi ở trước khi đưa ra quyết định đặt phòng.
VR còn được sử dụng trong các chuyến tham quan bảo tàng lịch sử hay nghệ thuật. Hình thức này nhận được phản hồi tích cực từ người dùng vì đem lại trải nghiệm mới mẻ.
Tiềm năng phát triển của thực tế ảo VR
Rõ ràng là công nghệ VR đã đạt được thành tựu ở nhiều lĩnh vực. Trong thời gian đến, VR sẽ tiếp tục được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Trong tương lai gần, thực tế ảo có thể được sử dụng trong mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, người dùng có thể tiếp cận VR với chi phí thấp hơn, các thiết bị dễ sử dụng hơn.
Việc kết hợp thực tế ảo VR với trí tuệ nhân tạo AI được cho là sẽ tạo ra sự đột phá. Chẳng hạn như ứng dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
VR sẽ giúp người dùng quan sát cụ thể các sản phẩm mà họ quan tâm. Còn AI có thể hỗ trợ đưa ra các gợi ý phù hợp với sở thích, tài chính của khách hàng.
Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi ứng dụng thực tế ảo VR?
Rõ ràng là VR góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để ứng dụng VR hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm những vấn đề sau:
>>> Tham khảo thêm: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm tăng hiệu quả thuyết phục khách hàng
- Thực tế ảo VR là công nghệ mới và đắt tiền. Các công ty thường phải thuê dịch vụ của công ty công nghệ để sáng tạo nội dung. Đồng thời phải đầu tư cho máy móc thiết bị nên chi phí là rất lớn.
- Điều chỉnh cách thức hoạt động phù hợp. Việc sử dụng VR đồng nghĩa với việc họ phải thay đổi cách tiếp cận khách hàng, quảng cáo,… Hay thậm chí là đào tạo nhân viên.
- Trên thực tế, VR mới chỉ áp dụng một khía cạnh trong một công ty. Do đó, so với chi phí đầu tư, các công ty đang nghiên cứu phát triển nội dung để ứng dụng ở nhiều mảng hơn.
Tóm lại, ứng dụng thực tế ảo VR trong doanh nghiệp đang ghi nhận nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên để trở nên phổ biến thì VR cần phải cung cấp nhiều giải pháp toàn diện hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Share