Không chỉ dừng lại ở ngành giải trí, thực tế ảo VR còn được ứng dụng trong y học. Điều này có nghĩa quan trọng trong việc khám chữa bệnh cũng như đào tạo đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Cùng xem việc ứng dụng trong lĩnh vực này có gì nhé!
Ứng dụng thực tế ảo VR để đào tạo y bác sĩ
Ở một số trường đại học Y dược, thực tế ảo VR đã được sử dụng trong giảng dạy. Công nghệ này có thể mô phỏng trực quan bộ phận cơ thể hoặc quá trình phẫu thuật ảo. Từ đó, người học có thể theo dõi và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Với VR, giảng viên có thể hướng dẫn cho các y bác sĩ thực tập, sinh viên y khoa về ca phẫu thuật giống như thật. Người học cũng có thể thực hiện ca phẫu thuật ảo. Điều này vừa tiết kiệm chi phí đào tạo, vừa hạn chế sơ suất ngoài ý muốn.
>>> Tham khảo: Công nghệ VR 360 – Giải pháp công nghệ mới trong tương lai
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Harvard Business Review cho thấy. Bác sĩ phẫu thuật được đào tạo bằng VR sẽ tăng hiệu tới 230% hiệu suất so với những bác sĩ được đào tạo theo cách truyền thống.
Thực tế ảo VR hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân
Ứng dụng VR mở ra hướng điều trị mới, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Công nghệ thực tế ảo có thể cung cấp nhiều giải pháp trong việc chăm sóc sức khỏe.
Hỗ trợ vật lý trị liệu
VR có thể theo dõi hoạt động của cơ thể. Nó giúp bệnh nhân thực hiện tốt hơn bài tập vật lý trị liệu. Người bệnh có thể vận động tay chân thông qua các trò chơi thực tế ảo.
Ví dụ, họ phải nâng cánh tay để chụp một quả bóng ảo. Hình thức này giúp bệnh nhân cảm thấy hứng thú và siêng năng tập luyện hơn. Đây là công cụ để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đột quỵ hay chấn thương xương khớp.
Đối với vận động viện thể thao thì chấn thương là không thể tránh khỏi. Việc áp dụng VR đã giúp họ rít ngắn quá trình phục hồi.
Trị liệu tâm lý
Công nghệ thực tế ảo VR còn được sử dụng để điều trị chấn thương tâm lý. Đối với người luôn sợ hãi điều gì đó như sợ độ cao. VR tạo ra môi trường ảo để giúp họ khắc phục.
Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng liệu pháp này theo hướng tăng cấp độ cho bệnh nhân. Điều này giúp họ từ từ làm quen với nỗi sợ để khắc phục tình trạng này. Đây cũng là cách để các chuyên gia điều trị cho trẻ em tự kỷ.
VR cũng là giải pháp cho những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Công nghệ này có thể mô phỏng những tình huống quá khứ – nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, bệnh nhân và bác sĩ có thể giải quyết vấn đề trong môi trường an toàn và kiểm soát. Việc để bệnh nhân đối mặt với nỗi sợ và đối phó với nó là cách chữa trị hiệu quả.
Giảm đau, thư giãn cho người bệnh
Các phần não bộ có liên hệ với cảm giác đau đớn thường bao gồm vỏ não, xúc giác và thùy nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu này thường ít hoạt động hơn hẳn khi bệnh nhân đắm chìm trong thế giới của VR. Chứng tỏ công nghệ thực tế ảo VR có thể giúp giảm đau.
Bệnh nhân có thể sử dụng VR trước và trong khi phẫu thuật. Việc ngắm cảnh đẹp sẽ giúp họ thư giãn, cảm thấy bớt lo lắng hơn. Cách này đã được ứng dụng tại bệnh viện St George ở London và ghi nhận nhiều đánh giá tích cực. VR cũng được dùng trong các buổi trị liệu vật lý hoặc chăm sóc vết thương. Bệnh nhân có thể chơi một trò chơi điện tử thực tế ảo thú vị. Điều này giúp họ tạm thời quên đi cảm giác đau đớn.
Phục vụ công tác nghiên cứu, hỗ trợ phẫu thuật
Ngoài việc đào tạo và điều trị, VR được nghiên cứu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Holocare là sản phẩm sử dụng VR để hỗ trợ bác sĩ hội chẩn ở phạm vi toàn cầu.
Đây được xem là giải pháp cho những trở ngại về không gian. Giúp các bác sĩ cùng tham gia hội chẩn trên môi trường 3D sinh động. Điều này góp phần rút ngắn thời gian, đem lại cơ hội chữa trị kịp thời cho các bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nghiên cứu cách thức con người tiếp nhận và tương tác với các hệ thống VR. Từ đó giúp giới y học thiết kế những ứng dụng tốt hơn trong việc khám chữa bệnh.
Tương lai của thực tế ảo VR
Trong tương lai, VR được nghiên cứu kết hợp với AI để tạo ra những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực y học. Bệnh nhân có thể tương tác với con người AI trong môi trường ảo. Điều này sẽ giảm thiểu sự can thiệp của bác sĩ. Đồng thời, việc ghi chép số liệu trong quá trình chữa bệnh sẽ chính xác hơn.
Ngoài ra, VR cũng sẽ hỗ trợ cho y học chẩn đoán. Ví dụ, bác sĩ có thể quan sát biểu hiện ảo của một bộ phận cơ thể. Từ đó, phán đoán diễn biến của tình trạng bệnh, hay đưa ra các phương án điều trị phù hợp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong ngành công nghiệp dược phẩm
Nghiên cứu gần đây của Đại học Cambridge đã phát hiện ra rằng VR có thể hiệu quả hơn trong việc phát hiện sớm bệnh Alzheimer.
Thực tế đã chứng minh VR có tiềm năng ứng dụng to lớn trong y học. Công nghệ này sẽ tiếp tục được phát triển để tạo ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn cụ thể về lợi ích của công nghệ thực tế ảo. Hãy tiếp tục theo dõi các xu hướng mới của thực tế ảo cùng Bút Thuê Media nhé!
Share