Hiện tại, công nghệ VR và AR đang được ứng dụng rất phổ biến. Dự kiến trong tương lai chúng sẽ trở thành công nghệ hàng đầu. Hỗ trợ con người trong công việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 VR và AR. Giữa chúng có thực sự giống nhau không? Sự khác biệt là gì? Cùng Bút Thuê Media tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Công nghệ VR là gì?
Công nghệ VR là viết tắt của Virtual Reality, loại hình công nghệ thực tế ảo. Thông qua kính thực tế ảo bạn sẽ thấy được một hình ảnh chân thực. Cảm nhận âm thanh, hình ảnh thông qua thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác.
Công nghệ VR hiện đang được ứng dụng phổ biến trong game. Hỗ trợ người dùng trải nghiệm một thế giới ảo trong game. Nhằm tạo sự độc đáo, mới lạ và hoàn toàn giống như đang ở thực tế.
>>> Tham khảo bài viết: Công nghệ VR 360 – Giải pháp công nghệ mới trong tương lai
Công nghệ AR là gì?
Công nghệ AR là viết tắt của Augmented Reality, loại hình công nghệ tăng cường. Là sự kết hợp giữa thế giới thật và thông tin ảo, không có sự tách biệt như công nghệ VR.
Công nghệ AR đóng vai trò bổ sung những chi tiết ảo được tạo bởi thiết bị thông minh. Và áp dụng vào thế giới thực nhằm tăng cường tính trải nghiệm thực tế cho người dùng.
Sự khác biệt giữa công nghệ VR và AR?
Hai công nghệ mới này có khác nhau hay không? Sự khác biệt giữa công nghệ VR và AR là gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích nhé!
Mục đích sử dụng 2 công nghệ
Trong khi công nghệ VR mang lại một thế giới ảo hoàn toàn cho người dùng. Công nghệ AR lại là sự kết hợp độc đáo giữa thế giới thực và ảo. Mục đích sử dụng của VR thiên về phát triển rồi mới đưa vào trải nghiệm. Còn AR được sử dụng thiên về trải nghiệm ngoài đời thực bằng thông tin ảo.
Tính giải trí
Xét về tính giải trí VR và AR đều có tính giải trí cho riêng mình. Nếu VR đưa tới một trải nghiệm mới lạ và hoàn hảo. Thì AR lại mang đến sự thoải mái, độc đáo và mang tính giải trí cao. Mỗi loại hình công nghệ sẽ mang lại cho người dùng những cảm nhận hoàn toàn khác nhau.
Ứng dụng của công nghệ VR
Công nghệ VR đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực giải trí, giáo dục, kinh doanh, bất động sản và du lịch. Đây là những lĩnh vực đòi hỏi tính sáng tạo cao từ những người cung cấp. Vì vậy, khi ứng dụng vào sẽ hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp rất nhiều.
Người dùng chỉ cần một chiếc kính công nghệ và những địa điểm họ mong muốn. Họ sẽ không phải di chuyển nhiều mà vẫn có thể khám phá một thế giới rộng lớn một cách chi tiết nhất. Và được ứng dụng trong thực tế phổ biến hơn so với công nghệ AR.
>>> Xem thêm: Công nghệ thực tế ảo VR trong thiết kế kiến trúc
Ứng dụng của công nghệ AR
Bạn sẽ thấy công nghệ AR nhiều trong các loại hình game mới. Điển hình là game Pokemon Go, một loại hình game rất được ưa chuộng. Trong game, nhờ hỗ trợ của AR người dùng thông qua điện thoại có thể bắt được Pokemon. Qua ống kính của điện thoại văn phòng, nhà,… đều trở thành đường đi để bắt Pokemon.
Ngoài ra công nghệ AR còn hỗ trợ người dùng mua hàng. Có thể hỗ trợ mua đồ trang trí nội thất. Thông qua AR người dùng sẽ lựa chọn cho mình loại nội thất phù hợp, màu sơn phù hợp và cách trang trí nội thất.
Phương thức vận chuyển
Nếu như công nghệ VR vận chuyển hình ảnh thông qua kính thực tế ảo đi kèm. Hỗ trợ người dùng trải nghiệm bằng cách đeo kính lên và hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc kính. Công nghệ AR thì không phụ thuộc nhiều vào thiết bị mà chỉ cần dùng điện thoại, máy tính,… Và người dùng có thể trải nghiệm một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Sự kết hợp giữa công nghệ VR và AR
Không phải lúc nào 2 công nghệ này cũng có sự tách biệt. Và không thể kết hợp được với nhau. Chỉ cần bạn biết cách kết hợp giữa 2 công nghệ thì sẽ rất tuyệt vời.
Trong thực tế, công nghệ VR và AR không phải là đối thủ của nhau. Mỗi công nghệ có một công dụng riêng và cách sử dụng riêng biệt. Chúng hoàn toàn có thể kết hợp song song với nhau và tạo ra hiệu quả cao. Mang lại cho người dùng những trải nghiệm hấp dẫn và tuyệt vời nhất.
Hy vọng qua bài viết của Bút Thuê Media bạn đã hiểu hơn về công nghệ VR và công nghệ AR. Và sự khác biệt giữa công nghệ VR và AR. Cũng như biết cách kết hợp chúng lại để đạt hiệu quả tốt hơn.
Share