Thiên hạ vẫn đồn đại nhau về làm Remote và làm Freelancer. dù vậy có một sự thật khá thú vị là không phải ai cũng hiểu rõ người làm Remote là gì, Freelancer là gì, và họ khác nhau như thế nào. Cả Remote và Freelancer đều là các hình thức làm việc online trên máy tính. Nhưng lại có những khác biệt rất nhiều về bản chất. Cùng tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản trước khi đưa ra quyết định tập trung vào hướng đi làm Remote hay Freelancer nhé.
Định nghĩa Remote và Freelancer
Bạn hiểu như thế nào về remote và freelancer? Hãy theo dõi nội dung sau để tìm câu trả lời nhé!
Người làm Remote là gì?
Người làm Remote – Nhân viên làm việc từ xa là định nghĩa để chỉ người làm việc bên ngoài văn phòng.
Họ thường làm việc cho một tổ chức, công ty nào đó. Tuy nhiên họ có quyền tự do chọn lựa địa điểm làm việc và có thể được thuê từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
Còn Freelancer, họ là ai?
Freelancer nói một cách thông dụng để chỉ những người làm nghề tự do. Hay hiểu rõ hơn thì đây cũng chính là những người làm việc online trên máy tính. Họ làm các công việc bán thời gian với lịch trình linh hoạt, và nhận nhiệm vụ từ nhiều khách hàng khác nhau.
Một freelancer thường giỏi một kỹ năng đặc thù nào đó. Thu nhập nhận được của Freelancer tính trên mức giá hàng giờ, hoặc các điều khoản thỏa thuận với người thuê.
>>> Có thể bạn quan tâm: Để trở thành content manager giỏi cần những gì?
Điểm giống nhau giữa hai hình thức Remote và Freelancer
Điểm giống nhau giữa hai hình thức này sẽ được phân tích ngay sau đây:
Mức độ linh hoạt của công việc
Cả Remote và Freelancer đều là những hình thức làm việc có tính linh hoạt cực cao. Và tất nhiên là đều có thể lựa chọn làm việc online trên máy tính.
Không quan trọng bạn ở đâu hay bạn đang mặc gì, bạn có vừa làm vừa ăn hay không? Tác phong của bạn có chỉn chu, biểu cảm của bạn có đang hợp lý?
Miễn là bạn thể hiện được mình là một người có trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt công việc đã nhận. Bạn có một máy tính cấu hình ổn và có mạng internet đầy đủ. Vậy thì bạn đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết để làm Remote hoặc Freelancer.
Không cần làm việc tại văn phòng, là hình thức làm việc online trên máy tính
Bạn có thể đang ngồi tại một quán cà phê, hoặc làm việc trên một bãi biển đầy nắng gió. Bạn cũng có thể làm việc trên một phương tiện giao thông công cộng tấp nập. Hoặc ngồi trên vỉa hè và làm việc online trên máy tính, hay thậm chí ngâm nga gõ phím trong nhà vệ sinh.
Tất cả những điều đó hoàn toàn ổn khi bạn làm Remote hoặc Freelancer. Bạn không cần phải đến văn phòng. Điều duy nhất bạn thực sự cần quan tâm, là hãy chọn cho mình một địa điểm làm việc hiệu quả, nhiều cảm hứng.
Sự cô đơn do làm việc một mình
Cả Remote và Freelancer đều dành nhiều thời gian làm việc một mình trong khi hoàn thành công việc. Điều này đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy cô đơn hay buồn chán. do không có một tập thể hay đồng đội để tương tác và trò chuyện.
Nhiều người làm Remote hoặc Freelancer thường làm việc tại các không gian làm việc tập thể (coworking space). Vì như thế để giảm bớt cảm giác tiêu cực này.
Các điểm khác nhau để phân biệt Remote và Freelancer
Mặc dù giống nhau về hình thức là làm việc online trên máy tính. Xong cả hai đối tượng này là có điểm khác biệt. Vậy giữa Remote và Freelancer có khác biệt gì? Giải đáp sẽ có ngay dưới đây.
Ràng buộc về nghĩa vụ
Người làm Remote được thuê bởi một công ty hoặc một tổ chức. Dù là công việc tại nhà nhưng thường vẫn có những kết nối và trao đổi online với các thành viên trong đội nhóm. Và thông qua các kênh liên lạc như Slack, Skype, Hangouts. Thậm chí đôi các công ty còn sử dụng cả phần mềm giám sát nhân viên. Chẳng hạn như Time Doctor.
Công việc của những người làm Remote sẽ được đánh giá theo thời gian. Và họ sẽ liên tục trao đổi với mọi người làm việc trong dự án. Họ cũng sẽ có nghĩa vụ và được xét chỉ tiêu với các công việc đã nhận. giống như một nhân viên làm việc tại văn phòng thông thường.
Ngược lại, freelancer có tất cả quyền tự chủ và tự do đưa ra quyết định về các dự án và khách hàng. Họ không bị ràng buộc bởi hợp đồng trong đa số trường hợp. Và họ có thể từ chối lời mời làm việc bất cứ lúc nào.
Một Freelancer sẽ lên lịch cho tất cả công việc theo cách mà họ thấy thuận tiện. Đồng thời công việc của họ ít khi bị khách hàng giám sát hơn
Mặc dù đều làm việc online trên máy tính nhưng khác nhau về quá trình tuyển dụng
Để có được một công việc Freelancer, bạn cần cạnh tranh với nhiều ứng viên khác trên các thị trường Freelancer. Thông thường, những người đòi giá thấp nhất sẽ nhận được công việc.
Trong khi đó, công việc Remote thường đi kèm với những tuyển chọn khắt khe hơn. Người làm Remote sẽ trải qua nhiều cuộc phỏng vấn, kiểm tra với một quy trình chuyên nghiệp hơn.
Các công ty thuê từ xa thường quan tâm tới năng lực của bạn trong công việc. Và khả năng giao tiếp nhóm từ xa một cách hiệu quả. Họ sàng lọc kỹ càng hơn để chọn ra những ứng viên đúng với nhu cầu mong muốn.
Tính ổn định trong công việc
Vì là làm việc online trên máy tính. do đó, sự tự do của Freelancer cũng đi kèm với sự không chắc chắn về công việc. Việc tìm kiếm công việc hoàn toàn phụ thuộc vào chính họ. Nguồn thu nhập không phải lúc nào cũng có thể duy trì đều đặn. Và những khủng hoảng bất chợt như dịch bệnh, thiên tai sẽ tác động tới Freelancer rất nhiều.
Còn làm Remote sẽ có tính ổn định và mức độ an toàn cao hơn. Do họ đã ký hợp đồng với công ty, và công ty sẽ có trách nhiệm hỗ trợ họ một môi trường làm việc hợp lý với nguồn công việc và mức lương ổn định.
>>> Xem thêm: Làm việc Online tại nhà – xu hướng tất yếu trong tương lai?
Khác biệt về thuế và chế độ phúc lợi
Làm Freelancer là công việc tự do dưới tư cách cá nhân. Nên bạn phải tự đóng thuế và bảo hiểm xã hội, cũng như không được hưởng các phúc lợi lao động.
Ngược lại, nếu làm Remote bạn sẽ được công ty hỗ trợ một phần thuế và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của luật doanh nghiệp. Đồng thời hưởng thêm các phúc lợi do công ty cung cấp như phụ cấp ăn trưa, điện thoại, đi lại,…
Chốt lại: Nên làm Remote hay Freelancer?
Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về Remote và Freelancer rồi chứ? Là hình thức làm việc online trên máy tính, nên làm Remote hay Freelancer. Điều đó phụ thuộc vào chính năng lực và định hướng công việc của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ càng và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình nhé.
Share