Mới đây nhà thiết kế Daniel Voshart đã cho ra mắt bộ ảnh phục chế khuôn mặt của các vị Hoàng đế La Mã. Điều đặc biệt là ông đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Để từ đó cho ra các bức ảnh màu đều vô cùng sinh động và chân thực. Vậy Daniel Voshart đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục dựng ảnh như thế nào? Cùng Bút Thuê Media đi tìm lời giải đáp.
Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong xử lý hình ảnh
Trong thời gian nghỉ dịch Covid -19, chuyên gia thực tế ảo VR Daniel Voshart, đã dành nhiều thời gian cho việc khám phá các tượng cổ hoàng đế La Mã. Công trình được áp dụng phương pháp máy học (machine learning). Cùng với đó là các thuật toán vi tính học hiện đại. Và chắc chắn bất cứ ai khi xem bộ ảnh này. Tất cả đều phải ngạc nhiên về tính chân thực và tự nhiên của mỗi tấm chân dung.
Để mang lại hiệu ứng chân thực nhất cho các bức ảnh. Voshart đã ứng dụng nhiều mã nguồn mở cũng như phần mềm khác nhau. Trong đó, công cụ đắc lực nhất được sử dụng để phục dựng hình ảnh là ArtBreeder.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trí tuệ nhân tạo có đe dọa đến cơ hội việc làm của thị trường lao động ASEAN?
ArtBreeder
Ứng dụng GAN Breeder hay Art Breeder là ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Nó dùng để tạo để ghép 2 bức ảnh thành một bức hoàn chỉnh. Công cụ này không ngừng được cải tiến thêm nhiều mô hình AI. Mục đích chính là nâng cao khả năng xử lý hình ảnh.
Art Breeder được biết đến là một trong những công cụ sáng tạo. Ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất những năm gần đây.
Các bước phục dựng ảnh chân dung các vị hoàng đế La Mã
Đầu tiên, Voshart phân tích khoảng 800 tượng bán thân để dựng mô hình phác thảo ngũ quan, tóc, màu da của người thật. Sau đó ông kết hợp với các chi tiết có trong mặt đồng xu. Và những mô tả ghi chép trong sử sách, tác phẩm nghệ thuật.
Và cuối cùng là áp dụng công nghệ GAN (Generative Adversarial Network) và Photoshop. Đồng thời, ông còn kết hợp một số hình ảnh của các ngôi sao nổi tiếng để tăng độ chân thực.
Trí tuệ nhân tạo phục chế chân dung các vị hoàng đế La Mã
Nếu chú ý, bạn sẽ có thể nhận ra chân dung của vua Maximinus Thrax mang một số nét tương đồng trên khuôn mặt của diễn viên André the Giant. Hoặc ảnh của hoàng đế Augustus có phần quai hàm và lông mày của diễn viên Daniel Craig.
Tác giả Voshart cho biết việc phục chế này không chỉ đơn giản là dựng lại hình ảnh thông qua các bức tượng của các hoàng đế La Mã. Thông qua công nghệ xử lý hình ảnh, ông còn muốn mang đến những tấm chân dung thực tế và sống động nhất. Tác giả đã dựa vào các yếu tố, sự kiện lịch sử. Để từ đó khắc họa chi tiết về khuôn mặt, hình dáng của nhân vật.
Rất nhiều nhân vật nổi tiếng thời xưa được Voshart phục chế chân dung
Ví dụ như hoàng đế Thrax được tạo hình dựa theo ghi chép là người mắc chứng rối loạn tuyến yên. Bởi vậy, vị vua này có phần xương hàm rộng. Tương tự như diễn viên André the Giant – người cũng mắc cùng căn bệnh.
Hoặc với hoàng đế Caligula, để cho ra tấm hình thực tế nhất. Voshart đã dựa vào những bài báo mô tả về ông trên tạp chí Studies in Philology năm 1928.
Bộ ảnh phục chế của Voshart đã nhận được sự đánh giá cao của các học giả nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người yêu thích lịch sử, văn hóa La Mã và yêu thích công nghệ quan tâm. Bởi đây không chỉ là tác phẩm phục chế ảnh thông thường. Mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu nhân vật lịch sử.
Thêm vào đó, các tác phẩm này còn cho thấy sự thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
>>> Tham khảo thêm: Ứng dụng AI trong kinh doanh khách sạn
Không chỉ trong lĩnh vực hội họa, nghệ thuật. AI còn khẳng định vai trò quan trong ứng dụng trong xử lý hình ảnh y học hay trong điều tra tội phạm. Yếu tố công nghệ đã và đang là công cụ tuyệt vời, làm rút ngắn quá trình nghiên cứu. Đồng thời tiết kiệm nhân lực và mang lại hiệu quả cao nhất.
Kết luận
Càng ngày trí tuệ nhân tạo AI càng cho thấy sức ảnh hưởng của mình trong mọi lĩnh vực. Trong đó có lĩnh vực xử lý hình ảnh. Qua bài này của Bút Thuê Media, hy vọng bạn đọc có được những thông tin hữu ích về AI. Bút Thuê Media cũng mong muốn rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn đọc hiểu về AI. Và có thể áp dụng nhiều hơn trong công việc và cuộc sống.
Share