Thực tế ảo VR là xu hướng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, nhiều công ty đã áp dụng VR trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Đây là giải pháp mới đem lại kết quả tích cực doanh nghiệp. Cùng Bút Thuê Media tìm hiểu về vấn đề này qua chia sẻ sau.
Những lợi ích mà thực tế ảo VR đem lại cho doanh nghiệp
Công nghệ thực tế ảo đang được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống. VR cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Điều này có thể xuất phát từ những lợi ích sau đây:
– Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc mô phỏng không gian ảo sống động, xóa bỏ khoảng cách địa lý.
– Tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ mới nhất sẽ là một điểm cộng so với đối thủ cạnh tranh.
>>> Tham khảo bài viết: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm tăng hiệu quả thuyết phục khách hàng
– Có thể ứng dụng ở nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: tiếp thị sản phẩm, quản lý kho hàng hay đào tạo nhân viên,… Nếu sử dụng VR hiệu quả, công ty có thể tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng quản lý – xét về mặt dài hạn.
– Công nghệ thực tế ảo có thể là nền tảng để tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Đây cũng là yếu tố giúp các công ty khởi nghiệp phát triển.
Ứng dụng thực tế ảo VR cho doanh nghiệp
Chính vì những ưu điểm kể trên mà nhiều công ty đã nghiên cứu và áp dụng VR. Có thể kể đến các hình thức sau đây.
Ứng dụng trong sản xuất
Trong giai đoạn đầu, VR được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực giải trí. Các công ty giải trí tập trung sản xuất các tựa game hay phim 3D dựa trên nền tảng VR. Sau đó, VR nhanh chóng được dùng trong công đoạn sản xuất máy móc. Ford – công ty hàng đầu trong ngành ô tô đã ứng dụng thực tế ảo VR để thiết kế mẫu xe. Điều này giúp họ có cái nhìn trực quan, chính xác.
Các nhà sản xuất như Boeing và Airbus cũng sử dụng công nghệ này. Với mô hình thực tế ảo, họ dễ dàng điều chỉnh các phương án thiết kế. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc chuẩn bị các mô hình mẫu tốn kém.
Ứng dụng VR trong tiếp thị sản phẩm
VR đang thay đổi cách tiếp thị sản phẩm truyền thống. Đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Trên thực tế, VR có thể giúp công ty giảm chi phí mặt bằng cửa hàng và phòng trưng bày truyền thống.
Với VR, các dự án bất động sản sẽ được mô phỏng trực quan nhất. Khách hàng có thể quan sát chi tiết về vị trí, cơ sở hạ tầng cũng như tiềm năng của các dự án.
Không những thế, nếu bạn đang muốn thiết kế một căn hộ thì công nghệ VR là công cụ tuyệt vời. VR cho phép các kiến trúc sư hướng dẫn khách hàng xem qua thiết kế của họ. Từ đó khách hàng có thể đưa ra các phản hồi để các kiến trúc sư dễ dàng điều chỉnh.
Ứng dụng trong quản lý kho hàng
Một điều đáng chú ý chính là sử dụng công nghệ thực tế ảo trong việc quản lý kho. Công ty vận chuyển DHL và nhiều công ty khác đang sử dụng VR để nâng cao quy trình lấy hàng.
Với việc quan sát kho hàng bằng VR, nhân viên có thể biết được vị trí chính xác của các sản phẩm. Giúp các nhân viên lấy hàng nhanh và chính xác hơn. Tại DHL, cách tiếp cận này đã dẫn đến ít lỗi hơn. Nhân viên gắn bó hơn và năng suất tăng 25%.
Công nghệ thực tế ảo được ứng dụng trong đào tạo nhân viên
Một số công ty còn áp dụng thực tế ảo để đào tạo nhân viên. Chẳng hạn, Walmart đã ứng dụng VR trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng. Tức là hướng dẫn họ chăm sóc khách hàng thông qua việc mô phỏng các tình huống thực tế.
Hay hệ thống Best Western Hotels & Resorts cũng áp dụng VR để đào tạo nhân viên. Từ đó, trải nghiệm khách hàng đã được cải thiện một cách đáng kể.
Trong các nhà máy, VR có thể giúp công nhân hiểu được cách vận hành của máy móc trước khi họ làm việc trực tiếp. Cách này đã nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiết kiệm thời gian.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giáo dục 4.0 – Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR trong dạy học
Các mô hình kinh doanh mới
Thực tế ảo VR còn mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Có thể kể đến hình thức du lịch ảo. Chỉ với vài thao tác trên kính thực tế ảo là bạn có thể tham quan các địa điểm nổi tiếng. Bạn không còn phải băn khoăn về chi phí, thủ tục visa hay thời điểm dịch bệnh Covid phức tạp như hiện nay.
Một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã ứng dụng VR để khách hàng có thể quan sát trực quan nơi ở trước khi quyết định đặt phòng.
Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ cũng tận dụng VR để khách hàng xem thử sản phẩm. Ví dụ, bạn muốn mua đồ nội thất cho gia đình. Với VR, bạn có thể quan sát chi tiết về sản phẩm. Chọn đặt thử vào không gian 3D để xem nó có phù hợp với kiến trúc của căn phòng hay không. Việc giúp khách hàng xem thử sản phẩm một cách trực quan sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.
Rõ ràng là thực tế ảo VR đã cung cấp nhiều biện pháp tối ưu để vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, để ứng dụng VR hiệu quả, doanh nghiệp cần sự đầu tư và điều chỉnh chiến lược phù hợp. Nếu bạn đang quan tâm về các xu hướng công nghệ mới nhất. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Bút Thuê Media nhé!
Share