Quy trình marketing là một quy trình đòi hỏi marketer phải nắm bắt rõ. Với một quy trình như vậy nếu không có sự rõ ràng, logic, chính xác. Nó sẽ dẫn tới hậu quả là không bán được hàng. Vậy nên, rất được chú trọng trong quá trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Dưới đây Bút Thuê Media xin cung cấp tới bạn quy trình marketing đơn giản và hiệu quả nhất.
Quy trình marketing là gì?
Quy trình marketing là một quá trình tạo dựng các giá trị và mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Với mục đích cuối cùng là bán được sản phẩm đưa lại lợi nhuận.
Các bước trong quy trình marketing
Trong quy trình marketing sẽ có 7 bước thực hiện để đưa ra một kết quả tốt nhất.
Bước 1 Research (nghiên cứu thị trường)
Đây là chính là bước đầu của một quy trình. Nó cần phải có sự tỉ mỉ, chi tiết có sự tìm hiểu kỹ càng. Vì như thế để tránh việc đi sai thị trường hay xác định sai thị trường mục tiêu sau này. Bằng hình thức câu hỏi khảo sát thì chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường.
>>> Tham khảo bài viết: Xu hướng làm việc online ngày càng phổ biến?
Bước 2 Segmentation (Phân khúc khách)
Sau khi nghiên cứu được thị trường thì sẽ tiến hành xác định phân khúc khách hàng. Phân khúc khách hàng sẽ được phân theo các tiêu chí sau: khu vực, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, quan hệ hôn nhân, mức thu nhập,…Từ đó bạn sẽ có một phân khúc khách hàng riêng dành cho quy trình marketing của mình.
Bước 3 Target Market (Thị trường mục tiêu)
Đây là phần rất quan trọng nó quyết định đến việc sản phẩm có thể tồn tại trên thị trường được hay không. Tại sao lại như vậy? Thị trường mục tiêu là thị trường sẽ giúp sản phẩm khi đưa ra sẽ được khách hàng đón nhận. Nếu xác định sai thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ bị chết ngay khi sản phẩm đang trong quy trình marketing.
Bước 4 Positioning ( Định vị thương hiệu)
Ở bước này chúng ta cần tập trung để định vị cho thương hiệu của mình. Định vị thương hiệu là tạo ra một hình ảnh của thương hiệu có bản sắc riêng, có sự khác biệt. Và quan quan trọng gây ấn tượng với người tiêu dùng. Để định vị được thương hiệu của mình cần: Hiểu vị trí hiện tại của bạn, xác định đối thủ và phân tích thị trường ngành, tuyên bố định vị thương hiệu của bạn, triển khai tuyên bố định vị của bạn.
Bước 5 Marketing Mix (4P)
Đây là bước tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc công sức nhất. Bạn phải hết sức cẩn thận, tập trung vào bước này để tránh việc thua lỗ.
Product (Sản phẩm)
Đây là P thứ nhất trong Marketing Mix nó giúp bạn hiểu được tất cả về sản phẩm. Bạn đang bán cái gì, thuộc loại hàng hóa nào, đây là sản phẩm mới hay đã có trên thị trường, tính năng và công dụng của sản phẩm, mẫu mã sản phẩm,….
Price ( Giá)
Chi phí của sản phẩm bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- ố tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn.
- Các chi phí để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Place (Phân phối)
Phân phối chính là nơi mà bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.
Bạn sẽ phải lựa chọn xem sản phẩm nên phân phối ở đâu là tốt nhất, nên phân phối qua kênh trung gian hay qua trực tiếp.
- Nếu phân phối qua trung gian thì nên chọn nhà bán buôn, bán lẻ nào? Hình thức ra sao?
- Nếu phân phối trực tiếp thì bạn sẽ bán nó qua internet hay cửa hàng trực tiếp?
Promotion ( Chiêu thị hay còn gọi là Quảng bá)
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong marketing Mix. Để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm thì họ cần biết rõ về nó, có ấn tượng tốt, tin vào sản phẩm của bạn thì cần có sự quảng bá sản phẩm.
Bạn có thể sử dụng các chiến thuật để quảng bá như: Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo chí hoặc tạp chí. Hoặc quảng cáo trên mạng xã hội như facebook, zalo,…và các kỹ thuật quảng cáo online khác, Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện, In tờ rơi quảng cáo, telemarketing, thư và e-mail.
Bước 6 Implementation (Thực thi tạo sản phẩm, phân phối, lập Media plan,…)
Đây là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược trong quy trình marketing. Thực thi chiến lược có nghĩa là động viên những lao động và ban giám đốc, để biến những chiến lược được hoạch định thành hành động cụ thể. Ở bước này bạn phải thiết lập được các mục tiêu thường niên, Xây dựng chính sách cho các bộ phận, Phân bổ nguồn lực để làm việc hiệu quả.
Bước 7 Control: (Kiểm soát KPI, chi phí marketing..)
Bước cuối cùng mang tính quyết định của cả quy trình đó chính là kiểm soát marketing. Việc kiểm soát bao gồm giám sát các hoạt động trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp, đánh giá và điều chỉnh những sai sót trong quá trình triển khai chiến lược.
Marketing có thể xem là hoạt động “ngốn” nhiều tiền nhất của doanh nghiệp, các hoạt động marketing tiêu tốn ít nhất của doanh nghiệp khá nhiều chi phí mà hiệu quả đem lại đôi khi không tương xứng với chi phí đã bỏ ra.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch Covid-19 – Doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động marketing nhằm phát hiện kịp thời. Từ đó, khắc phục những sai sót trong quá trình triển khai chiến lược. Đồng thời nhận thức được những cơ hội cũng như nguy cơ tiềm ẩn. Trong quá trình triển khai chiến lược, dự trù phương án giải quyết cho những tình huống bất ngờ.
Kết luận
Ở bài viết trên Bút Thuê Media đã đưa ra cho bạn một quy trình marketing đơn giản và hiệu quả nhất. Nếu cần được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn về chủ đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây.
Share