Năm 2021, Việt Nam ban hành chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo AI. Đây là cột mốc đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ của nhà nước đối với ngành công nghệ mới. Đồng thời cũng là một định hướng nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới. Để từ đó đưa Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong bản đồ thế giới.
Kế hoạch đến năm 2030 sẽ xây dựng 10 thương hiệu AI Việt Nam có uy tín trong khu vực
Ngày 26/1, Việt Nam ban hành Chiến lược quốc gia nghiên cứu, phát triển, ứng dụng AI đến 2030. Đây là chiến lược nhằm thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đưa ngành công nghệ Việt Nam trở thành ngành mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Mục tiêu phát AI góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
Chiến lược nhìn nhận AI là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là lĩnh vực có vai trò quan trọng. Là bước đột phá trong sản sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, phát triển AI góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của đất nước.
Phát triển trí tuệ nhân tạo được nhận định là phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội. Thêm vào đó là bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển khoa học và công nghệ. Phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp và khai thác hiệu quả nguồn lực trong nước. Để từ đó, Việt Nam từng bước nhận chuyển giao, làm chủ và tiến tới sáng tạo công nghệ.
>>> Xem bài viết: Thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Xây dựng kế hoạch trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển AI trong khu vực
Mục tiêu trọng tâm của chiến lược là đẩy mạnh phát triển và ứng dụng AI. Đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực quan trọng của Việt Nam trong CMCN 4.0. Việt Nam phấn đấu năm 2030 sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp AI. Mức độ không chỉ mang tầm khu vực ASEAN mà còn vươn ra thế giới.
Cụ thể, mục tiêu của nước ta là trở thành top 5 khu vực ASEAN đến năm 2025. Vị trí trên thế giới thuộc nhóm 60 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng AI. Đồng thời trong năm này, Việt Nam sẽ sở hữu 5 thương hiệu AI uy tín. Và phát triển 1 trung tâm quốc gia về lưu trữ big data và tính toán hiệu năng cao.
Bên cạnh đó, hình thành 2 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia AI cũng là mục tiêu năm 2025. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp về AI và tổng vốn đầu tư theo đó tăng lên. Và số lượng cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về AI sẽ đạt con số 10.
Ứng dụng AI rộng rãi trong nhiều hoạt động quản lý xã hội
Theo chiến lược, trong 5 -10 năm tới, AI được ứng dụng trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến. Đây sẽ là phương thức giảm thời gian xử lý công việc cũng như nhân lực. Người dân khi làm các thủ tục cũng ít phải chờ đợi và tiết kiệm chi phí.
Cách đổi mới này thể hiện rõ qua các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, quản lý xã hội. Là công cụ đắc lực quản lý đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
5 nhóm định hướng chiến lược phát triển AI của Việt Nam
Trong chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã vạch rõ 5 nhóm định hướng chiến lược. Các nhóm này được đưa ra cụ thể và chi tiết.
Các nhóm định hướng chiến lược
Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến AI.
Thứ hai, thiết lập và xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI .
Ba là đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái AI
Bốn là phổ biến và thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Năm là tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo AI
Để thực hiện các định hướng trên, Chính phủ đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận. Các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ KH&CN, TT&TT, Quốc phòng, Công an,…
Vai trò của bộ thông tin và truyền thông
Mỗi bộ phận, cơ quan đều có các nhiệm vụ và giải pháp riêng. Trong đó, Bộ TT&TT được giao nhiệm vụ hoàn thiện các văn bản pháp luật.
Các hoạt động liên quan về giao dịch điện tử, thiết lập và chia sẻ dữ liệu. Ngoài ra còn có khung thể chế thử nghiệm mang đến không gian thử nghiệm thuận lợi. Và khung chính sách pháp lý riêng để áp dụng AI trong các lĩnh vực tiềm năng. Các các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ và sản phẩm trí tuệ nhân tạo cũng cần được xây dựng và hoàn thiện.
Cùng với đó, Bộ sẽ trách nhiệm thực hiện thúc đẩy hoạt động phát triển nghiên cứu AI. Các nhiệm vụ gồm khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng nhân lực. Theo chiến lược, các tổ chức sẽ triển khai đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và quản lý. Từ đó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn, công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kết hợp thực tế ảo VR và AI – Bước tiến mới của khoa học công nghệ
Ngoài ra, hỗ trợ và định hình các doanh nghiệp cung cấp giải pháp tích hợp dựa trên công nghệ AI cũng là nhiệm vụ cần thiết. Tạo nên sự liên kết khoa học công nghệ chặt chẽ. Ví dụ như khoa học dữ liệu kết hợp với công nghệ blockchain, điện toán đám mây và Internet vạn vật,…
Lời kết
Trong cuộc cách mạng công nghiệp, Việt Nam đã có nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của AI. Điều này được thể hiện rất rõ qua Chiến lược về nghiên cứu và phát triển AI. Đây cũng là định hướng phát triển hứa hẹn về một Việt Nam trong tương lai vươn lên mạnh mẽ. Đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm AI hàng đầu khu vực và quốc tế.
Share