Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo trong những năm trở lại đây. Được cho là sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối đến lực lượng lao động. Cùng như ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nhân lực trong nền kinh tế thế giới. Trong khu vực ASEAN, 6 nền kinh tế phát triển nhất gồm Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Dự báo sẽ có robot và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế một lượng lớn lực lượng lao động hiện nay.
Khu vực kinh tế ASEAN thay đổi cùng với sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI)
Theo phân tích của Stephen Chin trong bài viết: “Trí tuệ nhân tạo đang đe dọa sự tồn vong của các ngành nghề tại ASEAN”. Đến năm 2028, một số nền kinh tế của ASEAN sẽ có lực lượng lao động bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo. Trong đó, con số lao động mất việc làm bởi yếu tố này có thể lên đến 28 triệu người.
Tại Singapore, đến năm 2028 ước tính sẽ có khoảng 500.000 lao động làm bị thay thế. Đó là do sự chuyển đổi kỹ thuật số, chiếm đến 21% lực lượng lao động. Việt Nam và Thái Lan con số lao động mất việc làm được dự báo vào khoảng 7,5 triệu và 4,9. Tương ứng với 13,8% và 11,9% lực lượng lao động của hai quốc gia này.
>>> Xem bài viết: Phát triển trí tuệ nhân tạo, lợi ích hay hiểm họa?
Hay tại Campuchia, với ngành dệt may, quần áo và giày dép phát triển. Sự tự động hóa sẽ đe dọa hơn 600.000 việc làm.
Các ngành có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất
Theo Bút Thuê Media tìm hiểu, các ngành được dự đoán sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông như nông nghiệp. Hay các ngành nghề có công việc thực hiện các hoạt động lặp lại. Cụ thể như: dây chuyền lắp ráp ôtô, chuỗi hoạt động bán lẻ, thư ký, đầu bếp, thủ quỹ, tài xế,…
Trong đó, lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất là Nông nghiệp. Dự đoán, sẽ có khoảng 6,6 triệu lao động mất việc vào năm 2028. Bởi các công việc lao động phổ thông sẽ được robot và công nghệ 4.0 đảm nhiệm.
Việc chuyển đổi này tuy lấy đi việc làm của các lao động ở mảng nông nghiệp. Nhưng bù lại, sự tăng năng suất do áp dụng công nghệ đổi mới sẽ tạo ra sản lượng hàng hóa lớn. Từ đó tạo ra công việc mới cần nhiều lao động ở các lĩnh vực khác như xây dựng, sản xuất, vận tải.
Sản lượng hàng hóa và dịch vụ tăng làm kéo theo sự tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ. Thế nhưng, có rất nhiều khâu hoạt động được dự đoán sẽ bị thay thế bằng robot tự động. Hay được thay bằng máy móc công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như: quản lý xuất nhập kho, thu ngân,… Đây là những ngành dự đoán trong tương lai sẽ không cần đến sức lao động của con người. Hoặc là có nhưng cần rất ít.
Hướng điều chỉnh của các nước ASEAN 6 trong thời đại của trí tuệ nhân tạo
Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Nhưng cũng đồng thời đòi hỏi lực lượng lao động phải có đủ trình độ. Hơn nữa họ cũng phải có khả năng đáp ứng và vận hành công nghệ. Đó là một thách thức nhưng mang tính tất yếu đối với ngành lao động thế giới nói chung. Cũng như là thách thức không hề nhỏ tại khu vực ASEAN.
Đổi mới trong hệ thống giáo dục
Theo tính toán của các chuyên gia, có tới ⅓ số người lao động chưa trang bị được những kỹ năng cần thiết để thích ứng với xu thế mới và các vị trí mới. Những kỹ năng người lao động cần phải trau dồi cho công việc tương lai cần có. Nó bao gồm là kỹ năng thương thuyết, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra còn có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo.
Do đó, trước tiên là hệ thống giáo dục ở các nước ASEAN cần phải đưa ra các chương trình đào tạo cải tiến. Nội dung hướng đào tạo ra nguồn lao động bắt kịp xu thế mới. Như vậy mới có đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho vị trí vận hành mới.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp của chính phủ với các doanh nghiệp, các tổ chức công nghệ. Đây cũng là nhân tố cần thiết song hành cùng với hệ thống giáo dục. Vì như vậy sẽ nhằm chuẩn bị cho thế hệ lao động mới cho thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển.
>>> Tham khảo thêm: Những thay đổi của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với ngành giáo dục
Phối hợp cân bằng giữa các quy định, chính sách và hỗ trợ điều chỉnh tốc độ chấp nhận AI hợp lý.
Bên cạnh giáo dục, các quốc gia cần đưa ra các chính sách triển khai thích hợp đề phòng các rủi ro tiềm tàng trong khi áp dụng trí tuệ nhân tạo AI. Việc phát triển và áp dụng công nghệ ở cấp thấp có thể kích thích tăng trưởng doanh thu và độ phổ biến của các doanh nghiệp. Nhưng trong dài hạn, nếu có sai sót thì chính các ứng dụng công nghệ lại mang lại cho doanh nghiệp nhiều rủi ro.
Nếu triển khai áp dụng trí tuệ nhân tạo ở cấp độ cao hơn. Ngày càng có nhiều công nghệ được áp dụng. Điều này giúp cho các ngành công nghiệp dễ dàng sử dụng công nghệ. Để từ đó nâng cao năng suất lao động và có thể giảm chi phí sản xuất.
Nhưng ở các quốc gia đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào sản xuất. Điều này cũng dẫn đến việc làm trong các trung tâm liên lạc khách hàng (Contact Centre). Hoặc dịch vụ thuê ngoài (BPO) phải chịu nhiều nguy cơ.
Cần triển khai áp dụng AI một cách phù hợp
Vì vậy, các quốc gia cần có sự phối hợp cân bằng giữa các quy định, chính sách và hỗ trợ. Vì như vậy sẽ nhằm điều chỉnh tốc độ chấp nhận trí tuệ nhân tạo AI hợp lý. Tránh dẫn đến tình trạng toàn bộ nền công nghiệp có nguy cơ gãy đoạn. Và kết quả là dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Với điểm mạnh của công nghệ học máy được trang bị. Mục đích là để chuyên giải quyết các vấn đề tối ưu hóa phức tạp. Các chính phủ nên đưa ra các định hướng việc áp dụng AI vào một số ngành. Chẳng hạn như phân phối năng lượng, hệ thống chăm sóc sức khỏe,…
Kết luận
Trên đây những thông tin chia sẻ về dự đoán liệu trí tuệ nhân tạo có là một mối đe dọa cho các nền kinh tế trong đó có ASEAN. Bút Thuê Media hy vọng đã phần nào cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đa chiều hơn về sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI. Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn bạn sẽ có những định hướng đúng đắn. Để từ đó sẵn sàng với những thay đổi mới mà AI trong thời kỳ công nghiệp 4.0 mang lại.
Share