Làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bền vững
Giữa lúc các doanh nghiệp phát triển như vũ bão, sản phẩm tốt chưa phải là tất cả nếu như doanh nghiệp không gây dựng được uy tín và thương hiệu riêng. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chính là giải pháp tốt nhất.
Cứ nhìn những Thương hiệu nổi tiếng làm ví dụ, như Coca cola, Lotteria, Adidas,…thì thấy họ đã thành công với Bộ nhận diện thương hiệu như thế nào. Hãy cùng Bút Thuê Media xem qua quy trình để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì nhé.
Bộ nhận diện thương hiệu hoạt động như thế nào?
Trước hết, có thể nói bộ nhận diện thương hiệu là một thiết lập riêng biệt về thương hiệu của doanh nghiệp. Lập ra quy tắc để tạo ra sự thống nhất trong bộ nhận diện thương hiệu là điều rất cần thiết.
Bộ nhận diện thương hiệu cho phép doanh nghiệp sử dụng thương hiệu để truyền tải thông điệp của sản phẩm mà mình muốn hướng tới. Nó còn đặt ra mục tiêu riêng cho thương hiệu và triết lý cho doanh nghiệp.
Cũng thông qua bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ trả lời được một số vấn đề như: Dùng hình ảnh như thế nào để liên quan đến thương hiệu và sản phẩm? Chiến thuật tiếp thị hiệu quả là gì? Không nên sử dụng những chiến thuật tiếp thị nào? Cách sử dụng Logo công ty đã đúng hay chưa?
Như vậy, Bộ nhận diện thương hiệu cũng giống như một bản hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp định hình được các thiết kế cơ bản cần thiết, phong cách, lối sử dụng hình ảnh và miêu tả cảm xúc được chứa trong thương hiệu.
Cách sử dụng các công cụ để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Cách sử dụng logo
Hãy lựa chọn Logo phù hợp với Thương hiệu hướng tới
Khi bạn đã lựa chọn được một Logo ưng ý cho doanh nghiệp, thì điều tiếp theo là cần phải duy trì được tính thống nhất với các công cụ khác xuyên suốt trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Bộ phận thiết kế nên xác định rõ Logo được sử dụng như thế nào, chính xác từ vị trí cho đến kích thước. Luôn nhớ rằng, Logo chính là thứ đơn giản nhất để mọi người ghi nhớ về Thương hiệu của bạn. Vì vậy, hãy sử dụng nó một cách hợp lí.
Cách sử dụng chữ
Luôn có quy tắc cho việc sử dụng kiểu chữ, phải rõ ràng và khác biệt. Kích thước và màu sắc như thế nào thì được chấp nhận.
Cần lựa chọn những kiểu chữ được phép sử dụng
Hãy chọn một vài kiểu chữ được phép sử dụng trong dự án xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Nhưng phải đảm bảo những kiểu chữ này có liên kết chung.
Lý tưởng nhất, là trong thương hiệu không nên sử dụng quá năm kiểu chữ và cách dùng của nó.
Cách sử dụng màu sắc
Một bảng màu được xác định cụ thể chính là một trong những mục quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu.
Trong quá trình phác thảo, nên dự tính các màu và sử dụng nó như thế nào. Bao gồm cả màu sắc xuất hiện trong Logo đến màu nền, trong văn bản và các yếu tố khác. Số lượng màu sắc nên dùng ở mức tối thiểu và bao gồm cả các tông độ của nó.
Hãy tạo một tập tài liệu để xác định rõ mỗi màu với giá trị từng màu cho các vị trí. Vị trí màu chính, màu phụ và màu thay thế cũng nên được xây dựng từ đầu.
Cách sử dụng hình ảnh
Phong cách hình ảnh cần được định hướng ngay từ đầu
Bộ nhận diện thương hiệu nên quy định chi tiết về việc sử dụng hoặc chỉnh sửa hình ảnh như thế nào. Trong hướng dẫn cũng nên xác định loại hình ảnh nào sẽ được dùng như thế nào.
Ví dụ như hình chụp hay hình minh họa? Hình nghệ thuật có được phép sử dụng không? Hình ảnh sẽ được chỉnh sửa ra sao? Tất cả những câu hỏi trên cần được giải đáp trong phần chỉ dẫn về hình ảnh.
Phong cách viết văn và giọng văn
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng những phát ngôn của doanh nghiệp có phù hợp với hình ảnh thương hiệu hay không. Bao gồm mọi thứ, từ tiêu đề trong quảng cáo, cấu trúc trong những bài trên trang web hoặc thông cáo báo chí.
Phác thảo những kiểu ngôn ngữ được chấp nhận trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Bài viết nên dài hay ngắn, theo lối đơn giản hay không? Giọng văn trang trọng hay gần gũi? Những người đọc là ai? Hãy hết sức lưu tâm những câu hỏi này.
Các mục trong bộ nhận diện thương hiệu
Dưới đây là danh sách những điều mà bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần có:
- Khái quát về thương hiệu gồm có lịch sử, cá tính và tầm nhìn
- Cách sử dụng Logo
- Bảng màu
- Bảng chữ
- Cách sử dụng hình ảnh, bao gồm phong cách chụp ảnh
- Thiết kế dành cho namecard và giấy viết thư
- Bố trí thiết kế cho việc in ấn
- Tài liệu hướng dẫn
- Chi tiết về thông số cho các biển quảng cáo
- Giọng văn
- Ví dụ cụ thể để minh họa từng quy tắc (cách sử dụng thích hợp và không thích hợp)
Lưu ý trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Khi đưa ra những hướng dẫn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, hãy chú ý đến các ví dụ cụ thể. Hãy dùng bản hướng thật dễ hiểu nhưng không được đơn giản quá mức. Bởi nếu quá lỏng lẻo, Bộ nhận diện thương hiệu có thể quá rời rạc.
Tuy nhiên cũng không nên quá chặt chẽ, bởi như vậy sẽ làm hạn chế sự sáng tạo của thiết kế mới.
Hãy dùng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp là điểm trung tâm và xây dựng nền tảng xung quanh nó. Cho phép các nhà thiết kế bùng nổ sáng tạo và chỉ cần điều hướng nó như đúng bản kế hoạch.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chính là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp và gắn bó cùng nó. Tất cả những tương tác sau này của doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở của bộ nhận diện thương hiệu. Nó sẽ thể hiện cá tính, mục tiêu hướng tới của một doanh nghiệp và truyền tải ra xung quanh những điều đó.
Share