Định vị thương hiệu – Chiến lược ghi dấu ấn của doanh nghiệp
Với sự phát triển ngày càng đa dạng của thị trường. Người tiêu dùng trở lên mù mờ thông tin bởi vì sản phẩm, hàng hóa không còn có nhiều sự khác biệt. Lúc này doanh nghiệp cần có một chiến lược định vị thương hiệu. Cách làm đó như thế nào? Cùng Bút Thuê Media đi tìm hiểu nhé!
Những điểm khái quát về định vị thương hiệu
Năm 1969 Alries Ries và Jack Trout lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ Định vị thương hiệu”. Sau đó nó trở lên phổ biến và là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn muốn gây dựng.
Định vị thương hiệu được hiểu như thế nào
“Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng” (P.Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại)
Nói một cách dễ hiểu đây là một chuỗi hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích là nhằm đưa hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng. Mỗi lần nhắc tới doanh nghiệp khách hàng có thể liên hệ được tới sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty.
>>> Tham khảo bài viết: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi nào nên định vị thương hiệu
Các phương án định vị thương hiệu nên được hình thành ngay từ khi nghiên cứu phát triển thương hiệu. Ví dụ như khi doanh nghiệp phát triển dòng sản phẩm nhấn mạnh vào độ bền. Có thể lấy tên thương hiệu thể hiện sự liên tưởng tới nó như: trường tồn, trường thọ, vĩnh phát… Chính vì vậy định vị thương hiệu trước giúp cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có lợi hơn.
Đối với các doanh nghiệp đã có thương hiệu gắn liền với truyền thống của doanh nghiệp, người sáng lập… Do đó, định vị thương hiệu sẽ được tiến hành ở các chiến dịch quảng cáo sau này.
Những chiến lược định vị mà doanh nghiệp thường hay áp dụng
Ngày nay các chiêu bài về định vị thương hiệu trở nên rất phong phú và đa dạng. Nhưng về cơ bản nó được áp dụng trong một số chiến lược sau:
Định vị dựa trên chất lượng
Chất lượng sản phẩm là sự cảm nhận của người tiêu dùng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp thực sự tốt sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng. Lúc nó bạn đã thực sự gặt hái được thành công trong việc xây dựng thương hiệu.
Theo Al Reis và Laura Reis, cách tốt nhất để khẳng định chất lượng là thu hẹp định vị của sản phẩm hay thương hiệu. Khi đó sản phẩm hay thương hiệu sẽ mang tính đặc thù hơn là tính chung chung. Và những thương hiệu sản phẩm mang tính đặc thù sẽ được cho là có “chất lượng cao hơn” những thương hiệu mang tính chung chung.
Chiến lược định vị thương hiệu này được áp dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xe hơi. Họ sẽ tạo trong tâm thức của khách hàng thương hiệu của mình luôn vượt trội hơn so với các đối thủ khác.
Định vị thương hiệu dựa trên giá trị
Từ xưa giá trị sản phẩm được định giá bằng mức độ đắt hay rẻ. Các thương hiệu có giá trị tốt là thương hiệu đắt đỏ. Ngày nay quan điểm đó đã thay đổi, điển hình như trong lĩnh vực hàng không mà nổi tiếng là hãng Southwest Airlines vừa xây dựng được thương hiệu mạnh nhưng lại đưa ra được mức giá sản phẩm rẻ.
Định vị thương hiệu dựa trên vấn đề, giải pháp
Đây là cách mà các doanh nghiệp đưa ra các vấn đề làm đau đầu người tiêu dùng. Sau đó đưa ra giải pháp để giải quyết. Điều này được áp dụng trong các lĩnh vực như sản xuất bột giặt và thuốc tẩy rửa, thuốc, thực phẩm….
Định vị sản phẩm dựa trên tính năng
Đây là một phương pháp sử dụng rất phổ biến. Người quảng cáo sẽ đưa ra các thông số tính năng cụ thể trên sản phẩm. Chiến lược này rất dễ đi vào lòng khách hàng. Nhưng nó lại có nhược điểm lớn là dễ bị khách hàng quên đi khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn.
Để áp dụng được chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục nghiên cứu đưa ra sản phẩm đời cao hơn, nhiều tính năng vượt trội hơn.
Định vị sản phẩm dựa trên mối quan hệ
Chiến lược này doanh nghiệp không thực sự cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu của họ trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ dùng chiến lược tạo mối liên hệ. Khi người tiêu dùng sử dụng một dịch vụ nào đó sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của họ. Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất trang phục thể thao, họ dùng sản phẩm của mình để tài trợ, tổ chức các giải thi đấu…
Định vị thương hiệu dựa trên đối thủ
Doanh nghiệp mở ra chiến dịch quảng cáo, so sánh chất lượng sản phẩm của mình với đối thủ. Đây là một hình thức đối đầu trực tiếp nên sẽ rất gay gắt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của marketing du kích
Chiến lược này đôi khi được coi là dư thừa nhưng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng và đem lại kết quả tốt. Ví dụ sự cạnh tranh giữa các thương hiệu bột giặt, keo dính, thuốc tẩy rửa…
Kết luận
Việc định vị thương hiệu là một bước khởi đầu quan trọng đưa thương hiệu, sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Nhưng chỉ là một bước khởi đầu trong cuộc chiến giành thị trường. Để phát triển bền vững doanh nghiệp cần tích cực thử nghiệm, kiểm tra, thu thập phản hồi thực tế từ khách hàng. Để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý hữu hiệu nhất.
Share