Dịch Covid-19 – Doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại

Hiện nay Covid-19 đã được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Con số người nghi nhiễm, người chuẩn đoán dương tính với virus, và con số thương vong ngày càng tăng. Cũng chính vì đại dịch này mà nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài điều lâm vào khó khăn. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại qua giai đoạn khó khăn này hãy cùng Bút Thuê Media giải đáp ở bài viết dưới đây.

Dịch Covid-19 là gì?

Dịch Covid-19 có nhiều tên gọi như Virus Corona, Bệnh viêm phổi do virus corona mới là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm. Được gây ra bởi một chủng virus corona mới SARS-CoV-2. 

>> Xem thêm: Xu hướng làm việc online ngày càng phổ biến?

Nguồn gốc đại dịch Covid-19

Bệnh có nguồn gốc từ động vật hoang dã nhưng hiện nay nó lại lây truyền theo phương thức từ người sang người. Hiện nay với diễn biến phức tạp virus này có khả năng làm tử vong cao. Đặc biệt là những người cao tuổi có nguy cơ lây nhiễm rất cao. 

Đặc tính của bệnh

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7-14 ngày nên nếu cách ly sớm thì khả năng lây nhiễm cộng đồng sẽ được hạn chế. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc nơi đông người thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất thấp.

Covid-19 chủng virus mới

Dịch Covid gây ảnh hưởng tới nền kinh tế

Nhìn lại quãng thời gian từ cuối năm 2019 đến hiện tại khi đang diễn ra dịch Covid-19. Thì ta có thể thấy được rằng, hầu hết các hoạt động buôn bán của các doanh nghiệp đều bị hạn chế. Người dân hạn chế ra ngoài mua sắm, tụ tập, các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Để bảo đảm sức khỏe cho nhân viên, hoạt động giáo dục cũng hạn chế chủ yếu học sinh, sinh viên đều được nghỉ.

Sức ảnh hưởng của Covid-19 tới nền kinh tế 

Các nước có nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,….đều bị ảnh hưởng nặng bởi dịch. Tiếp đó, nền kinh tế Việt Nam mình cũng bị ảnh hưởng theo do khó khăn trong việc xuất- nhập hàng hóa đặc biệt là nông sản. Khi dịch bùng phát các nước bắt đầu đóng cửa không xuất – nhập khẩu nữa và các mặt hàng nông sản như Dưa hấu, Thanh long,… không thể xuất khẩu khiến nông dân, doanh nghiệp khóc ròng kinh tế bước đầu ảnh hưởng.

Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng ra sao?

Một khi dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽ khó tránh bị ảnh hưởng. Có những doanh nghiệp không đủ năng lực. Nguồn vốn để trụ lại trên thị trường thì những doanh nghiệp đó sẽ đi vào con đường phá sản. Ít nhiều thì các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không ảnh hưởng trực tiếp sẽ ảnh hưởng gián tiếp.

Những ngành hàng bị ảnh hưởng bởi dịch

Hầu hết các ngành hàng trong nước đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ít nhiều. Trong đó, Nông sản xuất khẩu vẫn là ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nhất giống như đã nêu ở trên. Tiếp theo là ngành hàng không, ngành này là ngành di chuyển không chỉ mình trong nước mà cả ở nước ngoài nữa. Ngành hàng không buộc phải tạm dừng các chuyến bay đi tới từ vùng dịch hoặc từ vùng dịch trở về nước. Người dân cũng hạn chế đi máy bay để tránh bị ảnh hưởng sức khỏe nên lượng hành khách sẽ giảm đi đáng kể.

Một ngành nữa bị ảnh hưởng không kém chính là ngành dịch vụ. Đặc điểm của dịch này chính là càng ở nơi đông người thì sẽ càng dễ nhiễm virus. Nên người dẫn sẽ hạn chế tối đa ra đường, hạn chế nơi đông người. Và nhóm ngành du lịch- nhà hàng- khách sạn là nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nhất. Do ngành này là ngành tập trung nhiều người từ nhiều nước nhất nên nguy cơ lây nhiễm rất cao. Các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ khác vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng không quá nặng nề.

Tiếp đến là thương mại, một ngành cũng chẳng vui vẻ gì trong tâm dịch. Đơn giản là ngành này thường ngày hoạt động chủ yếu là buôn bán, giao dịch nhưng trong lúc dịch bùng phát này cũng phải chịu cảnh ngồi không giống như các ngành hàng khác mà thôi. Vì ít người thì ít giao dịch và dẫn tới doanh thu giảm mạnh.

Nhiều ngành hàng dễ bị ảnh hưởng bởi Vid-19

Những ngành có thể tồn tại và phát triển

Bên cạnh những ngành hàng bị ảnh hưởng nặng thì cũng có những ngành hàng chịu ít ảnh hưởng bởi dịch. Đầu tiên là nhóm ngành dược phẩm và dụng cụ y tế. Khi dịch Covid-19 bùng phát thì con người sẽ có tâm lý lo sợ dẫn tới việc ồ ạt tới các tiệm thuốc để mua những vật dụng phòng chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn, nước rửa tay,thuốc men…..Nhưng lại có một số thành phần xấu đầu cơ, tích trữ tạo sự khan hiếm hàng hóa ban đầu. Rồi đẩy giá lên cao về sau làm người dân điêu đứng. Nhìn chung thì ngành này các doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển tốt. 

Ngành thực phẩm có thể được xem là ngành mà các doanh nghiệp không những không bị ảnh hưởng. Mà còn là cơ hội để phát triển. Các sản phẩm như mì ăn liền, phở, lương khô, đồ đóng hộp,…..Bán chạy hơn bao giờ hết, do người dân có xu hướng mua số lượng nhiều để dự trữ cho tới qua mùa dịch.

Thực phẩm ăn liền là một trong những ngành có thể phát triển tốt

Doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại

Ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đang tìm các phương án tốt nhất nhằm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Những kế hoạch, chiến lược buộc phải điều chỉnh để thích nghi với doanh nghiệp cần phải tồn tại. Chỉ khi tồn tại qua thời điểm này thì nền kinh tế mới đi vào ổn định.

Thay đổi cách làm việc

VIệc thay đổi cách làm việc sẽ giúp doanh nghiệp có một bước tiến an toàn. Thay đổi cách làm việc là thay đổi như thế nào? Đó chính là việc chuyển từ làm việc offline tại văn phòng, tiếp cận trực tiếp khách hàng, làm việc nơi đông người sang làm việc online. Ở thời đại 4.0 thì việc làm việc online cũng không còn xa lạ nữa, các doanh nghiệp có thể kết nối lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên, nhân viên – khách hàng qua các app online như: Skype, zalo, messenger,….. Để các cuộc họp, giao dịch vẫn có thể hoạt động tốt.

Vừa ra phương án để tồn tại vừa xây dựng lại bộ máy doanh nghiệp

Trong thời điểm này thì doanh nghiệp nên vừa tìm những phương án tốt để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Vừa xây dựng lại bộ máy trong doanh nghiệp. Tổ chức đào tạo nâng cao đội ngũ nhân viên để có một bộ máy hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn. Điều đó sẽ làm bước đệm cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh. Sau thời gian sau khi dịch Covid-19 kết thúc.

Cắt máu nuôi nhân viên

Đây là một thuật ngữ mà doanh nghiệp nào cũng dùng tới. Trong thời điểm dịch Covid-19 tình hình chung các doanh nghiệp đều hạn chế về phần giao dịch. Chủ doanh nghiệp buộc phải có phương án cắt máu nuôi nhân viên. Doanh nghiệp sẽ phải chịu một phần tổn thất để nuôi nhân viên cho tới khi tình hình trở nên ổn định hơn. Nhưng nếu các chủ doanh nghiệp cắt máu nuôi nhân viên quá lâu. Mà tình hình vẫn chưa ổn định thì nguy cơ phá sản sẽ rất cao. Vậy nên với phương án này thì các chủ doanh nghiệp chỉ có thể tính toán cắt máu nuôi nhân viên tối đa là 6 tháng.

Tăng thêm lĩnh vực hoạt động để có thêm doanh thu

Đây là một phương dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể tồn tại. Các doanh nghiệp này nên tăng cường các ngành hàng mà bỏ vốn ít nhưng vẫn có thể thu lợi nhuận. Một số ngành hàng có thể tăng cường thêm ở các doanh nghiệp, dễ đăng ký ngành nghề kinh doanh như: Thực phẩm, Nông sản sạch… ( để cung ứng trong nước chứ không nhằm mục đích xuất khẩu ), …

Lưu ý khi đăng ký thêm lĩnh vực kinh doanh 

Tuy nhiên không phải ngành nào mình cũng có thể đăng ký tăng cường thêm được. Bởi sự phát triển của nó còn phụ thuộc vào tình hình chung. Nếu ngành đó có thể phát triển trong mùa dịch và doanh nghiệp có khả năng để đăng ký. Thì phương án đó sẽ an toàn. Và ngược lại nếu ngành đó không phù hợp với tình chung thì không những không có doanh thu mà còn gây thiệt hại nặng nề hơn nữa. Các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc kỹ khi sử dụng phương án này.

Cắt giảm bớt các khoản chi tiêu

Đây cũng là một phương án cho doanh nghiệp, việc cắt giảm bớt các chi tiêu không hợp lý. Chỉ chi tiêu những gì cần thiết nhất cho doanh nghiệp. Nhưng nó chỉ là vấn đề tạm thời còn về lâu dài thì đó không phải là phương án khả thi. 

Các khoản chi tiêu nên loại bỏ

Chi phí marketing quảng cáo ngoài trời, giảm tối đa lượng tiêu thụ điện. Giảm chi phí cho các hoạt động đoàn thể như: tiệc tùng, vui chơi,  giải trí…..

>> Xem thêm: 4 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ viết nội dung chuẩn seo cho website

Cắt giảm nhân sự

Đối với phương án này thì có thể thấy doanh nghiệp cũng đang đi dần vào bước đường cùng. Một khi chủ doanh nghiệp quyết định cắt giảm bớt nhân sự thì chứng tỏ chủ doanh nghiệp đó đã cắt máu hết mức có thể. Hoặc không còn đủ khả năng để chi trả cho lượng lớn nhân viên nữa. Chỉ khi cắt giảm bớt nhân sự nuôi những nhân sự có năng lực thực sự. Thì doanh nghiệp mới có thể sống sót qua mùa dịch.

 

Doanh nghiệp cần tồn tại

Kết luận

Ở bài viết trên Bút Thuê Media cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ luôn tồn tại và phát triển qua mùa dịch Covid-19.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

  • Doanh nghiệp tận dụng thực tế ảo VR trong giai đoạn Covid-19

    By: butthuemedia

    Dịch Covid-19 bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây lan của virus. Điều này đòi hỏi các công ty phải tìm cách thích ứng. Thực tế ảo […]

    Xem thêm
  • Sáng tạo là gì và tại sao lại cần đến sáng tạo?

    By: butthuemedia

      Sáng tạo là gì và tại sao lại cần đến sáng tạo? Trong cuộc sống, chúng ta thường nghĩ sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nghệ thuật- văn học, hội họa, ẩm thực, thiết kế… Nhiều người cho sáng tạo như là một năng khiếu thiên bẩm mà chỉ số ít người […]

    Xem thêm